Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  Chụp CLVT hàm mặt có ứng dụng phần mềm nha khoa

Chụp CLVT hàm mặt có ứng dụng phần mềm nha khoa

Quyết định số: 25/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00

Đại cương

Dựa trên nguyên lý chung của chụp cắt lớp vi tính trong đó có sử dụng một chương trình tái tạo ảnh phù hợp với giải phẫu đặc biệt của cung răng và cung cấp những hình ảnh có kích thước thật. Quá trình tái tạo ảnh dựa trên cơ sở mộ chuỗi các lát cắt ngang (cắt ngang)  tại vùng thăm khám, từ đó tái tạo được 2 loại hình ảnh chính, bao gồm: những lát cắt song song với cung răng (gọi là những lát cắt panoscan) và những lát cắt vuông góc với cung răng (gọi là cross–cut);những loại hình ảnh tái tạo này có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực cấy ghép răng cũng như đánh giá bệnh lý vùng hàm mặt nói chung. Bên cạnh đó, cũng trên cơ sở chuỗi những lát cắt ngang này, chương trình còn tái tạo ảnh theo không gian ba chiều bao gồm tái tạo đa mặt phẳng (MPR) và tái tạo bề mặt 3D, các loại hình ảnh này thường được ứng dụng trong lĩnh vực chình hình hàm mặt

Chuẩn bị

1.Người thực hiện
-Bác sỹ chuyên khoa
-Kỹ thuật viên điện quang
2.Phươngtiện
-Máy chụp CLVT chuyên dụng hoặc máy chụp CLVT có phần mềm nha khoa
-Phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh
3.Người bệnh
-Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc.
-Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, c p tóc nếu có
-Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: Cần cho thuốc an thần…
4.Phiếu xét nghiệm
Có phiếu chỉ định chụp CLVT

Các bước tiến hành

1.Thực hiện các lát cắt ngang
-Thực hiện các lát cắt ngang với độ dày lát cắt 1mm và khoảng cách giữa các lát cắt là 1mm, thông số chụp trung bình khoảng 50mAs đối với hàmtrên và 150mAs đối với hàm dưới, không tiêm thuốc đối quang
-Với hàm trên: các lát cắt có hướng song song với vòm miệng cứng, cắt lớp từ thấp đến cao, từ các răng hàm trên đến khoảng giữa xoang hàm trên hai bên.

-Với hàm dưới: các lát cắt có hướng song song với bờ nền xương hàm dưới (hay vuông góc với trục của các răng hàm dưới). Cắt lớp từ dưới lên trên, từ bờ nền xương hàm dưới đến hết các thân răng hàm dưới.
2.Tái tạo ảnh bằng phần mềm nha khoa
-Định vị một đường cong nối bởi các điểm liên tiếp nhau nằm chính giữa cung răng trên ho c cung răng dưới; sau đó lựa chọn những thông số tái tạo thích hợp(thông thường các lát cắt tái tạo dày 1mm và cách nhau1mm, hình ảnh tái tạo tốt nhất đặt ở mức cửa số WL là 750 UH và WW là3500 UH )
-Phần mềm nha khoa sẽ  tự động tái tạo những lát cắt panoscan nằm song song và những lát cross–cut n m vuông góc với đường định vị này theo những thông số đã chọn.
-Có thể sử dụng phần mềm nha khoa để tái tạo ảnh 3D, tùy theo mục đích thăm khám mà ảnh tái tạo 3D là ảnh tái tạo bề mặ t của mô mềm hay tái tạobề mặt cấu trúc  xương  hoặc chỉ là tái tạo bề mặt cấu trúc răng.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ Tùy theo mục đích thăm khám mà có cách nhận định kết quả khác nhau: 

1. Trường hợp để đánh giá trƣớc và sau cấy gh p răng - Để chuẩn bị cho cấy ghép răng thì chủ yếu dựa trên hai tiêu chí là chất lượng xương (dựa trên biểu đồ mật độ xương tại vùng cấy ghép) và kích thước xương (gồm có chiều cao xương và độ rộng xương). 

- Lưu ý các mốc tương quan khi đo và đánh giá chiều cao xương tùy theo vùng giải phẫu như nền mũi, đáy xoang hàm trên hai bên, ống thần kinh răng dưới. - Đánh giá sau cấy ghép cũng lưu ý các mốc giải phẫu quan trọng này.

 2. Nhận định kết quả trong các trƣờng hợp bệnh lý khác

 - Đánh giá các bất thường về vị trí và hình thái răng, chấn thương răng, viêm nhiễm tổ chức quanh răng, quanh cuống, viêm xương hàm, u xương hàm… thì dựa trên cơ sở bệnh học miệng – hàm mặt để mô tả tổn thương.

Tai biến và xử trí

-Một số sai sót  buộc phải thực hiện lại kỹ thuật như:người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp  hay thực hiện chuỗi các lát cắt ngang (cắt ngang) không đúng hướng quy định .

-Đặt đường định vị thiếu chính xác, không nằm chính giữa cung răng khi sử dụng phần mềm nha khoa, dẫn đến chất lượng ảnh tái tạo không đảm bảo.Cách khắc phục là định vị lại nhiều lần để có hình ảnh tái tạo chất lượng tốt nhất.