Các bài viết liên quan
- Chụp CHT Xương và tủy xương không tiêm thuốc đối quang từ
- Chụp X quang tại phòng mổ
- Điều trị hẹp tắc đại tràng dưới hướng dẫn chụp mạch số hóa xóa nền
- Đốt sóng cao tần điều trị u gan dưới chụp số hóa xóa nền
- Điều trị hẹp tắc thực quản dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền
- Đặt stent niệu quản qua da dưới chụp mạch số hóa xóa nền
- Dẫn lưu bể thận qua da dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu các dịch ổ bụng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu áp e ổ bụng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
Tháo lồng ruột dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền
Quyết định số: 25/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00
Đại cương
Lồng ruột là một trong các nguyên nhân phổ biến gây đau bụng cấp ở trẻ nhỏ. Lồng ruột xảy ra khi một phần ống tiêu hóa lồng vào đoạn kế tiếp. Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tới 2 tuổi. Trong nhóm tuổi này, lồng ruột là tự phát trong hầu hết các trường hợp. Phần lớn là lồng hồi-manh tràng. Hiện nay, tuy có nhiều phương pháp điều trị lồng ruột không phẫu thuật khác nhau nhưng đều dựa trên nguyên tắc đưa áp lực vào đỉnh của khối ruột bị lồng để đẩy quai ruột trở về vị trí bình thường. Dựa vào chất để tạo áp lực trong lòng ruột, có 2 nhóm kỹ thuật tháo lồng ruột là tháo lồng b ng hơi và tháo lồng b ng dung dịch (áp lực thủy tĩnh)
Chỉ định điều trị
Lồng ruột có một trong các triệu chứng sau
- Tuổi người bệnh < 3 tháng ho c > 5 tuổi
- Các triệu chứng đã kéo dài, đ c biệt > 48 giờ
- Ỉa máu
- Tắc ruột non
Chống chỉ định
- Mất nước nặng
- Viêm phúc mạc
- Sốc
- Nhiễm trùng huyết
- Khí tự do ổ bụng
- Thể trạng suy kiệ
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa
- Bác sỹ phụ
- Kỹ thuật viên điện quang
- Điều dưỡng
- Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác)
2. Phương tiện
- Máy siêu âm
- Máy chụp mạch số hóa xóa nền
- Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X
- Bốc thụt và hệ thống dây dẫn
- Máy đo áp lực
3. Vật tư y tế
- Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)
- Dung dịch nước muối sinh lý: 2000ml.
- Ống thông trực tràng
- Gel siêu âm
- Parafin bôi trơn.
4. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
- Cần nhịn ăn, uống trước 6giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
- Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm ngửa, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
- Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…
5. Phiếu xét nghiệm
- Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú
- Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
- Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).
Các bước tiến hành
1. Đặt đường vào lòng ruột
- Đặt ống thông trực tràng
- Kết nối ống thông trực tràng với hệ thống bốc thụt
2. Thụt nước/khí vào lòng ruột
Từ từ đưa nước/khí vào khung đại tràng dưới áp lực phù hợp.
3. Thực hiện tháo lồng
- Theo dõi tiến độ tháo khối lồng dưới chụp mạch số hóa xóa nền
- Điều chỉnh áp lực tháo lồng phù hợp với các dấu hiệu thu được
4. Kết thúc thủ thuật
V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Tháo lồng thành công khi toàn bộ khối lồng biến mất
- Hơi hoặc dịch lưu thông qua được vị trí lồng
- Phim X quang cho thấy hơi phân bố đều trong các quai ruột (hình quả bóng đá – Football sign).
Tai biến và xử trí
- Thủng ruột: gặp khoảng < 1% các trường hợp. Cần được điều trị phẫu thuật cấp cứu
- Tái phát: thực hiện lại quy trình tháo lồng