Các bài viết liên quan
- Chụp CHT Xương và tủy xương không tiêm thuốc đối quang từ
- Chụp X quang tại phòng mổ
- Điều trị hẹp tắc đại tràng dưới hướng dẫn chụp mạch số hóa xóa nền
- Tháo lồng ruột dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền
- Đốt sóng cao tần điều trị u gan dưới chụp số hóa xóa nền
- Điều trị hẹp tắc thực quản dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền
- Đặt stent niệu quản qua da dưới chụp mạch số hóa xóa nền
- Dẫn lưu bể thận qua da dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu các dịch ổ bụng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
Dẫn lưu áp e ổ bụng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
Quyết định số: 25/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00
Đại cương
Áp - xe ổ bụng là một trong những bệnh lý ngoại khoa khá phổ biến trong thực hành lâm sàng. Có nhiều nguyên nhân gây ra áp-xe ổ bụng như viêm ruột thừa vỡ, viêm túi thừa, thủng ruột, khối u đường tiêu hóa vỡ, áp-xe tạng đặc vỡ, sau phẫu thuật hay can thiệp dẫn lưu dịch ổ bụng.... Chẩn đoán áp-xe ổ bụng hiện nay không còn phức tạp do sự phổ biến về các thăm khám hình ảnh như siêu âm, chụp CLVT - đặc biệt chụp CVT đa dãy. Trước đây, điều trị áp-xe ổ bụng thường là phẫu thuật mở ổ áp xe, làm sạch và dẫn lưu dịch. Hiện nay, áp xe ổ bụng có thể được điều trị bằng phương pháp dẫn lưu ổ bụng qua da dưới hướng dẫn của Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, X quang tăng sáng ho c chụp số hóa xóa nền (DSA).
Chỉ định điều trị
- Các trường hợp ô dịch/áp xe ở các tạng khác nhau trong cơ thể : gan, tuỵ, lách, thận, quanh thận, áp xe trong ổ bụng, sau phúc mạc, trong cơ (có thể thay thế cho phẫu thuật)
- Các trường hợp áp xe có chống chỉ định phẫu thuật vì bệnh lý phối hợp khác.
Chống chỉ định
- Rối loạn đông máu, tỷ lệ prothrombin < 70%, số lượng tiểu cầu < 50 G/l
- Suy gan, suy thận, suy hô hấp, tuần hoàn nặng (có thể thực hiện tại khoa HSTC)
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa
- Bác sỹ phụ
- Kỹ thuật viên điện quang
- Điều dưỡng
- Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác)
2. Phương tiện
- Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)
- Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
- Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X
3. Thuốc
- Thuốc gây tê tại chỗ
- Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)
- Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước
- Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
4. Vật tư y tế thông thường
- Bơm tiêm 1; 3; 5; 10ml
- Nước cất hoặc nước muối sinh lý
- Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật 1060
- Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ
- Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
- Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.
5. Vật tư y tế đặc biệt
- Kim Chiba
- Bộ ống đặt lòng mạch
- Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035inch
- Dây dẫn cứng (stiff wire) 0.035inch loại dài (260-300cm)
- Ống thông chụp mạch Cobra 4-5F
- Ống dẫn lưu đuôi lợn 6-12F (pigtail)
- Chi khâu da.
6. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
- Cần nhịn ăn, uống trước 6giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
- Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm ngửa, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
- Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…
7. Phiếu xét nghiệm
- Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú
- Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
- Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).
Các bước tiến hành
1. Đánh giá trước can thiệp
- Đánh giá ổ áp-xe bằng siêu âm và/hoặc chụp cắt lớp vi tính
- Xác định vị trí, giới hạn và tính chất của ổ áp xe
- Đánh dấu vị trí dự kiến tiếp cận ổ áp xe
2. Bộc lộ đường vào
- Sát khuẩn rộng vị trí chọc kim
- Gây tê tại chỗ
- Rạch vết nhỏ ở da bằng lưỡi dao phẫu thuật
- Có thể sử dụng siêu âm để chọn đường vào thuận lợi và chính xác nhất: đường đi không xuyên qua mạch, ống tiêu hoá. Sau đó sử dụng màn chụp số hóa xóa nền để định vị. 1061
3. Tiếp cận ổ áp xe
- Chọc kim dẫn đường qua vị trí rạch da, dưới hướng dẫn của siêu âm vào trong ổ áp xe.
- Bơm thuốc đối quang vào ổ áp xe để xác định tình trạng đầu kim đã ở trong ổ áp xe
- Rút dịch trong ổ áp xe để nuôi cấy, phân lập vi sinh vật, kháng sinh đồ
- Qua kim dẫn đường đưa dây dẫn đường (guide wire) vào trong ổ áp xe.
4. Đặt ống dẫn lưu
- Dùng ống nong (dilator) đưa vào ổ áp xe theo dây dẫn đường (guide wire) để nong rộng đường vào, cỡ tăng dần từ (từ 8 đến 12F) tùy theo đường kính ống thông dự định đặt
- Đặt ống dẫn lưu có nhiều lỗ biên (pigtail) vào trong ổ áp xe theo dây dẫn
- Cố định ống thông dẫn lưu bằng kim chỉ khâu phẫu thuật
- Bơm rửa ổ áp xe bằng nước muối sinh lý vô khuẩn đến khi dịch trong.
V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Ống dẫn lưu nằm trong ổ áp xe
- Dịch áp xe chảy tự nhiên qua ống dẫn lưu.
- Không có tụ dịch hay tụ máu xung quanh tạng dẫn lưu.
Tai biến và xử trí
- Choáng do đau, sốc thuốc : ngừng thủ thuật và chống sốc
- Chảy máu nhiều : truyền máu, phẫu thuật.
- Chảy dịch áp xe vào ổ bụng, dò tiêu hoá… : tiếp tục dẫn lưu, phẫu thuật tu trường hợp.
- Nhiễm khuẩn: điều trị kháng sinh, phẫu thuật tu trường hợp cụ thể