Các bài viết liên quan
- Chụp CHT Xương và tủy xương không tiêm thuốc đối quang từ
- Chụp X quang tại phòng mổ
- Điều trị hẹp tắc đại tràng dưới hướng dẫn chụp mạch số hóa xóa nền
- Tháo lồng ruột dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền
- Đốt sóng cao tần điều trị u gan dưới chụp số hóa xóa nền
- Điều trị hẹp tắc thực quản dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền
- Đặt stent niệu quản qua da dưới chụp mạch số hóa xóa nền
- Dẫn lưu bể thận qua da dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu các dịch ổ bụng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
Chụp CLVT tầm soát toàn thân
Quyết định số: 25/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00
Đại cương
Cắt lớp vi tính toàn thân được thực hiện từ đỉnh sọ cho đến hết tiểu khung,có thể mở rộng trường cắt xuống phía dưới tùy theo từng trường hợp. Thường được khám xét trên các thế hệ máy đa dẫy, tốt nhất từ 64 dẫy trở lên do trường khám xét dài, cần phải cắt tốc độ nhanh để đánh giá đúng được huyết động học của tổn thương.
Chỉ định điều trị
-Trong trường hợp tìm các tổn thương di căn ho c xác định tổn thương nguyên phát.
-Trong các trường hợp đa chấn thương nặng cần được nhanh chóng chẩn đoán vị trí và phân loại chính xác các tổn thương.
Chống chỉ định
-Không có chống chỉ định tuyệt đối.
-Các chống chỉ định tương đối chủ yếu đối với thuốc đối quang i-ốt tiêm tĩnh mạch: Người bệnh có tiền sử bị bệnh dị ứng, hen phế quản, người bệnh suy gan, suy thận, đặc biệt ở những người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc đối quang i-ốt iod ở những lần chụp trước.
Chuẩn bị
1.Người thực hiện
-Bác sỹ chuyên khoa
-Kỹ thuật viên điện quang
-Điều dưỡng
2.Phương tiện
-Máy chụp CLVT
-Máy bơm điện chuyên dụng
-Phim, cát–xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh
3.Vật tư y tế
-Bơm tiêm 10; 20ml
-Bơm tiêm dành cho máy bơm điện
-Kim tiêm 18-20G
-Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước
-Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
-Nước cất ho c nước muối sinh lý
-Găng tay, mũ, khẩu trang phẫu thuật
-Bộ khay quả đậu, kẹp phẫu thuật.
-Bông, gạc phẫu thuật.
-Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.
4.Người bệnh
-Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
-Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếucó
-Cần nhịn ăn trước 4giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
-Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: Cần cho thuốc an thần…
5.Phiếu xét nghiệm
Có phiếu chỉ định chụp CLVT
Các bước tiến hành
1.Tư thế người bệnh
Người bệnh nằm ngửa, đầu quay về phía khung máy, nếu cắt tầng ngực-bụng nên đưa tay lên phía đầu để tránh nhiễu ảnh từ xương cánh tay, cắt tầng sọ để tay xuôi theo thân mình, tuy nhiên không bắt buộc trong các trường hợp chấn thương.
2.Đặt kim luồn tĩnh mạch
-Thường đặt tại các tĩnh mạch chi trên, nên đặt ở chi đối bên tổn thương nếu có các tổn thương ở tầng ngực (như ở tuyến vú, hố nách) để tránh nhiễu ảnh bởi thuốc đối quang i-ốt nồng độ cao trong tĩnh mạch.
-Ngoài ra có thể đặt tại các tĩnh mạch chi dưới, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh,trong trường hợp này phải sử dụng cắt theo chương trình Bolus timing để xác định đúng thời điểm cắt.
3.Thiết lập thông số máy
-Nhập đầy đủ dữ liệu thông tin của người bệnh.
-Các thông số: Kv, mAs, FOV, tốc độ vòng quay bóng thay đổi tùy thuộc từng người bệnh.Thông thường đặt Kv: 120, mAs: 130-300. Tốc quay bóng: 0,33–0,5s. FOV nên chọn càng nhỏ càng tốt.
-Chọn chương trình cắt vòng xoắn liên tục với độ dầy lớp cắt bằng với khoảng cắt: 5 mm trước tiêm thuốc, từ 1,25 đến 2,5 mm thì động mạch.
Từ 2,5đến 5 mm thì tĩnh mạch cửa.
-Tốc độ tiêm 3–5 ml/s, liều lượng thuốc 1,5-2 ml/kg cân nặng.
Cắt theo chương trình Bolus timing, đặt điểm đo t trọng liên tục tại động mạch chủ ngực, cắt thì động mạch ngay sau khi đồ thị đạt ngưỡng ~ 200HU. Ho c có thể lấy thời điểm thì động mạch từ 25 đến 27s sau tiêm thuốc, thì tĩnh mạch sau 60s.
4.Tiến hành chụp
-Cắt định hướng theo 2 mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang
-Cắt liên tục tầng cổ, ngực, bụng và tiểu khung trước thuốc, sau tiêm thuốc ở 2 thì động mạch và tĩnh mạch.Khi cắt đến tầng sọ hướng dẫn người bệnh xuôi tay xuống phía dưới.
5.Tái tạo và dựng ảnh
-Tái tạo ảnh hướng mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang với độ dầy từ 1.5 đến 3 mmtái tạo MPR, MIP, VRT để chẩn đoán.
-Dựng ảnh 3D tùy thuộc theo tổn thương và chỉ định khám xét.
6.Theo dõi người bệnh sau khi chụp.
-Băng ép chặt tại vị trí rút kim tránh chảy máu.
-Theo dõi phản ứng dị ứng muộn của thuốc đối quang i-ốt.
V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Hình ảnh thấy được các cấu trúc giải phẫu trong vùng thăm khám
- Phát hiện được tổn thương và đánh giá tính chất ngấm thuốc nếu có
Tai biến và xử trí
-Một số sai sót có thể phải thực hiện lại kỹ thuật như:người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp phim, không bộc lộ rõ nét hình ảnh…
-Tai biến liên quan đến thuốc đối quang i-ốt: xem thêm quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang.