Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  Chụp CHT ruột non

Chụp CHT ruột non

Quyết định số: 25/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00

Đại cương

Chụp cộng hưởng từ ruột non (MR enterography) là một phương pháp ít xâm phạm, cho phép thấy rõ hình ảnh giải phẫu của toàn bộ ruột non giúp cho việc chẩn đoán các bệnh lý ruột non như viêm, loét, chảy máu, khối u, áp xe thành ruột...

Chỉ định điều trị

Các tổn thương nghi ngờ viêm, loét, chảy máu, khối u, áp–xe ruột non
 

Chống chỉ định

-Chống chỉ định tuyệt đối

-Người bệnh mang các thiết bị điện tử như: máy điều hóa nhịp tim, máy chống rung, cấy ghép ốc tai, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da, Neurostimulator…
-Các kẹp phẫu thuật bằng kim loại nội sọ, hốc mắt, mạch máu < 6tháng
-Người bệnh nặng cần có thiết bị hồi sức cạnh người
-Chống chỉ định tương đối:
-Kẹp phẫu thuật bằng kim loại >6 tháng
-Nguời bệnh sợ bóng tối hay sợ cô độc
 

Chuẩn bị

1.Người thực hiện
-Bác sỹ chuyên khoa
-Kỹ thuật viên điện quang
-Điều dưỡng
2.Phương tiện
-Máy chụp cộng hưởng từ 1 Testla trở lên
-Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
3.Thuốc
-Thuốc an thần
-Thuốc đối quang từ
-Thuốc sát trùng da, niêm mạc.
4.Vật tư y tế  thông thường
-Kim luồn chọc tĩnh mạch 18G
-Bơm tiêm 10ml
-Nước cất hoặc nước muối sinh lý
-Găng tay, bông, gạc, băng dính vô trùng.
-Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.
5.Người bệnh
-Nhịn ăn ít nhất 4 giờ, được phép uống nước
-Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp tốt với thầy thuốc.
-Kiểm tra các chống chỉ định
-Hướng dẫn người bệnh thay quần áo của phòng chụp CHT và tháo bỏ các vật dụng chống chỉ định.

-Có giấy yêu cầu chụp của bác sỹ lâm sàng với chẩn đoán rõ ràng ho c có hồ sơ bệnh án đầy đủ (nếu cần)
-Trước khảo sát 1 giờ: cho người bệnh uống 1000ml dung dịch manitol 2.5%
-Người bệnh đi vệ sinh trước khi chụp

Các bước tiến hành

1.Đặt người bệnh
-Người bệnh được nằm ngửa trên bàn chụp
-Lựa chọn và định vị cuộn thu tín hiệu
-Di chuyển bàn chụp vào vùng từ trường của máy và định vị vùng chụp
2.Kỹ thuật chụp trước tiêm thuốc đối quang
-Chụp định vị
-Chuỗi xung 1: T2 TSE FS đứng ngang, nín thở ho c T2 HASTE đứng ngang, bề dày lát cắt 6mm, khoảng trống giữa 2 lát cắt 20%
-Chuỗi xung 2: T2 TSE FS đứng ngang từ vòm gan đến sàn chậu, hoặc T2 HASTE cắt ngang bề dày lát cắt 8mm, khoảng trống giữa 2 lát cắt 20%
-Chuỗi xung 3: T1 GRE (FLASH) cắt ngang,nín thở, trường chụp giống chuỗi xung số 2
-Chuỗi xung 4: T1W đứng ngang, trường chụp giống chuỗi xung số 2
Nếu cần, có thể tiêm hyoscine butylbromide 20mg
3.Kỹ thuật chụp sau tiêm thuốc đối quang
-Tiến hành đặt đường truyền tĩnh mạch bằng kim 18G, nối với máy bơm tiêm điện 2 nòng trong đó 1 nòng chứa thuốc đối quang từ và 1 nòng chứa nước muối sinh lý. Lượng thuốc đối quang từ sử dụng thông thường là 0.2ml/kg cân nặng.
-Chuỗi xung 5, 6, 7: T1 GRE đứng ngang, ở các thời điểm 20 giây, 55 giây, 88 giây sai tiêm thuốc đối quang từ
-Chuỗi xung 8: T1 GRE cắt ngang, xóa mỡ, trường chụp giống chuỗi xung số 3
-Chuỗi xung 9: T1 GRE đứng ngang, xóa mỡ, trường chụp giống như chuỗi xung số 4.
-Kỹ thuật viênin phim, chuyển hình ảnh sang trạm làm việc của bác sỹ
-Bác sỹ phân tích hình ảnh, các thông số tưới máu và chẩn đoán

V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Hiện thị được hình ảnh cấu trúc giải phẫu các quai ruột non
- Phát hiện được tổn thương ruột non nếu có và tình trạng ngấm thuốc của tổn thương. 
 

Tai biến và xử trí

-Sợ hãi, kích động: động viên, an ủi người bệnh
-Quá lo lắng, sợ hãi: có thể cho thuốc an thần với sự theo dõi của bác sỹ gây mê.
-Tai biến liên quan đến thuốc đối quang:xem thêm quy trình Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang.