Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  Dẫn lưu các ổ dịch trong ổ bụng dưới hướng dẫn siêu âm

Dẫn lưu các ổ dịch trong ổ bụng dưới hướng dẫn siêu âm

Quyết định số: 25/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00

Đại cương

Là thủ thuật đặt ống dẫn lưu vào ổ dịch, áp xe bằng cách chọc kim qua da vào ổ áp xe và dẫn lưu dưới sự hướng dẫn của siêu âm

Chỉ định điều trị

-Các trường hợp ô dịch/áp xe ở các tạng khác nhau trong cơ thể : gan, tuỵ, lách, thận, quanh thận, áp xe trong ổ bụng, sau phúc mạc, trong cơ (có thểt hay thế cho phẫu thuật)

-Các trường hợp áp xe có chống chỉ định phẫu thuật vì bệnh lý phối hợp khác.

Chống chỉ định

-Rối loạn đông máu, t  lệ prothrombin  < 70%, số lượng tiểu cầu < 50 G/l
-Suy gan, suy thận, suy hô hấp, tuần hoàn n ng (có thể thực hiện tại khoa HSTC)

Chuẩn bị

1.Người thực hiện
-Bác sỹ chuyên khoa
-Bác sỹ phụ
-Điều dưỡng
2.Phương tiện
-Máy siêu âm với các đầu dò chuyên dụng
-Giấy in, máy in ảnh, hệ thống lưu trữ hình ảnh
-Túi nylon vô trùng bọc đầu dò siêu âm.
3.Thuốc
-Thuốc gây tê tại chỗ
-Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
4.Vật tư y tế  thông thường
-Bơm tiêm5; 10ml
-Nước cất hoặc nước muối sinh lý
-Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật
-Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ
-Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
-Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.
5.Vật tư ý tế  đặc biệt
-Kim chọc hút chuyên dụng
-Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035 inch
-Ống nong các kích cỡ 6-12F
-Ống thông dẫn lưu hình đuôi lợn (Pigtail) đường kính 6-12F

6.Người bệnh
-Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
-Tại phòng can thiệp:người bệnh nằm, đặt đường truyền tĩnh mạch, lắp
máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2.
-Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
-Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…
7.Phiếu xét nghiệm
-Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú
-Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
-Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).

Các bước tiến hành

-Đặt đầu dò tìm vị trí chọc kim thuận lợi nhất: đường đi không xuyên qua mạch, ống tiêu hoá, đường đi ngắn nhất
-Thủ thuật viên rửa tay, đeo khẩu trang, đeo găng, áo phẫu thuật vô khuẩn.
-Sát khuẩn rộng vị trí chọc kim
-Gây tê tại chỗ
-Rạch vết nhỏ ở da bằng lưỡi dao phẫu thuật
-Chọc kim dẫn đường qua vị trí rạch da, dưới hướng dẫn của siêu âm vào trong ổ áp xe.
-Qua kim dẫn đường đưa dây dẫn đường (guide wire) vào trong ổ áp xe.
-Dùng bộ nong để nong rộng đường vào, cỡ tăng dần (18G–16G–14G), theo dây dẫn đường đ t ống dẫnl ưu dẫn lưu vào trong ổ áp xe, rút dây dẫn đường, kiểm tra hút ra dịch từ ổ áp xe.
-Cố định ống dẫn lưu dẫn lưu bằng kim chỉ khâu phẫu thuật
-Dặn người bệnh nằm tại giường trong 6 giờ, theo dõi mạch, huyết áp, vị trí chọc trong 24 giờ.

Tai biến và xử trí

-Choáng do đau, sốc thuốc : ngừng thủ thuật và chống sốc
-Chảy máu nhiều : truyền máu, phẫu thuật.
-Chảy dịch áp xe vào ổ bụng, dò tiêu hoá… : tiếp tục dẫn lưu, phẫu thuật tu  trường hợp.
-Nhiễm khuẩn: điều trị kháng sinh, phẫu thuật tu  trường hợp cụ thể