Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  Tiêm xơ điều trị dị dạng mạch dưới hướng dẫn siêu âm

Tiêm xơ điều trị dị dạng mạch dưới hướng dẫn siêu âm

Quyết định số: 25/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00

Đại cương

Là thủ thuật chọc kim trực tiếp vào các ổ bất thường như giãn tĩnh mạch, dị dạng tĩnh mạch, dị dạng bạch mạch, dị dạng động tĩnh mạch và bơm chất gây xơ vào vùng bệnh lý làm xơ và teo các cấu trúc bất thường

Chỉ định điều trị

-Các trường hợp giãn tĩnh mạch nông do suy van
-Dị dạng tĩnh mạch, dị dạng bạch mạch, dị dạng động–tĩnh mạch nhỏ, khu trú.
 

Chống chỉ định

-Rối loạn đông máu, tỷ  lệ prothrombin  < 70%, số lượng tiểu cầu < 50 G/l
-Suy gan, suy thận, suy hô hấp, tuần hoàn nặng (có thể thực hiện tại khoa HSTC), tăng áp động mạch phổi.
-Tương đối : vị trí dị dạng nằm cạnh khí quản, mạch máu lớn, trong hốc mắt, khoang cơ (gây hội chứng chèn ép khoang)
 

Chuẩn bị

1.Người thực hiện
-Bác sỹ chuyên khoa
-Bác sỹ phụ
-Điều dưỡng
2.Phương tiện
-Máy siêu âm với các đầu dò chuyên dụng
-Giấy in, máy in ảnh, hệ thống lưu trữ hình ảnh
-Túi nylon vô trùng bọc đầu dò siêu âm.
3.Thuốc
-Thuốc gây tê tại chỗ
-Dung dịch cồn tuyệt đối (ethanol)
-Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
4.Vật tư y tế  thông thường
-Bơm tiêm5; 10ml
-Nước cất hoặc nước muối sinh lý
-Găng tay, áo,mũ, khẩu trang phẫu thuật
-Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ
-Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
-Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

5.VVật tư y tế  đặc biệt
-Kim Chiba 20-24G
-Băng áp lực (ga-rô)
-Dây nối bơm thuốc
6.Người bệnh
-Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
-Tại phòng can thiệp:người bệnh nằm, đặt đường truyền tĩnh mạch, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2.
-Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
-Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…
7.Phiếu xét nghiệm
-Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú
-Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
-Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).
 

Các bước tiến hành


1.Chuẩn bị ngay trước khi tiến hành
-Giải thích cho người bệnh
-Xem xét chỉ định, chống chỉ định
-Tiến hành trong phòng chụp mạch
-Thủ thuật viên rửa tay, đeo khẩu trang, đeo găng, áo phẫu thuật vô khuẩn.

2.Thực hiện thủ thuật
-Sát khuẩn rộng vị trí chọc kim
-Gây tê tại chỗ
-Chọc vào ổ dị dạng tĩnh mạch, bạch mạch, dị dạng động–tĩnh mạch bằng kim dưới hướng dẫn của siêu âm
-Nếu có tĩnh mạch dẫn lưu lớn với dòng chảy nhanh tiến hành băng ép bằng băng áp lực, épbằng tay hoặc garo phía trên tổn thương ho c dùng kỹthuật kim đôi (một kim bơm vào, 1 kim hút ra).
-Trộn chất gây xơ với thuốc cản quang không tan trong nước, khí CO2 hoặc khí tự do để tạo hỗn hợp bọt gây xơ qua một khoá 3 chiều.
-Tiêm xơ dưới hướng dẫn của máy chụp mạch tăng sáng DSA cho đến khi thuốc lấp đầy tổn thương

-Kết thúc thủ thuật, băng ép vùng tổn thương bằng băng chun
-Theo dõi tại phòng lưu 1–2 giờra viện
-Đối với dị dạng lớn tiến hành tiêm xơ nhắc lại sau 8–12 tuần.

V. NHẬN ĐỊNH KÊT QUẢ
- Ít tái phát và ít biến chứng hơn phẫu thuật
- Có thể phối hợp với phẫu thuật sau tiêm xơ
- Nếu thất bại, không ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật
- Theo dõi, đánh giá hiệu quả bằng siêu âm và chụp MRI sau 1 – 3 tháng
 

Tai biến và xử trí

-Vị trí chọc, theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp
-Choáng do đau, sốc thuốc : ngừng thủ thuật và chống sốc, dùng thuốc giảm đau và chống viêm để làm giảm nhẹ triệu chứng do chất gây xơ gây nên
(thuốc chống viêm không steroid ho ccorticoid)
-Biến chứng chính của tiêm xơ là hoại tử da (khi chất gây xơ tiêm ra ngoài lòng mạch bệnh lý vào tổ chức dưới da (tự liền nếu nhỏ, lớn phải ghép da)
-Gây độc thần kinh (với liều rất lớn > 40ml): giảm đau
-Hội chứng khoang : phù mạnh khi tiêm xơ ở phần xa của chi (phẫu thuật giải phóng)
-Nhồi máu phổi, xơ động mạch phổi (lượng chất gây xơ về tĩnh mạch với lượng lớn, ethanol)
-Gây tan máu và ngừng tim khi dùng ethanol (rất hiếm xảy ra và với liều lớn)