Các bài viết liên quan
- Chụp CHT Xương và tủy xương không tiêm thuốc đối quang từ
- Chụp X quang tại phòng mổ
- Điều trị hẹp tắc đại tràng dưới hướng dẫn chụp mạch số hóa xóa nền
- Tháo lồng ruột dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền
- Đốt sóng cao tần điều trị u gan dưới chụp số hóa xóa nền
- Điều trị hẹp tắc thực quản dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền
- Đặt stent niệu quản qua da dưới chụp mạch số hóa xóa nền
- Dẫn lưu bể thận qua da dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu các dịch ổ bụng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
Sinh thiết phần mềm dưới cắt lớp vi tính
Quyết định số: 25/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00
Đại cương
Chẩn đoán bản chất các khối u phần mềm đa số gặp khó khăn về phương diện hình ảnh, ngoại trừ cỏc khối u mang tính chất đặc trưng ví dụ như u cuộn cảnh, u mỡ, các khối dị dạng mạch máu…do vậy sinh thiết hoặc chọc hút được chỉ định trong nhiều trường hợp nhằm xác định chẩn đoán. Sinh thiết thường dùng kim từ16-22 G, cắt mẫu bệnh phẩm vị trí nghi ngờ, nhằm chẩn đoán mô bệnh học, đồng thời có thể xét nghiệm tế bào học. Thủ thuật sinh thiết có thể chọc mù dựa vào việc xác định tổn thương trên lâm sàng ho c dưới hướng dẫn của siêu âm. Chọc sinh thiết dưới cắt lớp vi tính chỉ nên áp dụng ở những vị trí khó ví dụ cạnh cột sống, cơ thắt lưng chậu….
Chỉ định điều trị
-Xác định chẩn đoán bản chất cỏc khối u phần mềm
-Các tổn thương phần mềm cần phân biệt u hay viêm
Chống chỉ định
-Người bệnh có rối loạn đông máu
-Người bệnh nghi ngờ có tổn thương mạch máu(bất thường động tĩnh mạch, sarcom mạch máu) không nên chọc hút vì nguy cơ chảy máu cao và thường bệnh phẩm lấy được không đủ cho chẩn đoán.
Chuẩn bị
1.Người thực hiện
-Bác sỹ chuyên khoa
-Bác sỹ phụ
-Kỹ thuật viên điện quang
-Điều dưỡng
-Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếungười bệnh không thể hợp tác)
2.Phương tiện
-Máy chụp CLVT
-Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
3.Thuốc
-Thuốc gây tê tại chỗ
-Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)
-Thuốc đối quang I-ốttan trong nước
-Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
4.Vật tư y tế thông thường
-Bơm tiêm 5; 10ml
-Nước cất hoặc nước muối sinh lý
-Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật
-Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
5.Vật tư y tế đặc biệt
Kim sinh thiết chuyên dụng
6.Người bệnh
-Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
-Tại phòng can thiệp:người bệnh nằm, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn
có lỗ.
-Người bệnhquá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…
7.Phiếu xét nghiệm
-Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú
-Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
-Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).
Các bước tiến hành
1.Xác định đường vào
-Đặt người bệnh lên bàn chụp với tư thế phù hợp. Cắt định vị qua vùng cần chọc sinh thiết
-Dán kim định vị.
-Thực hiện các lát cắt ngang qua tổn thương (thường 5-7 lát cắt).
-Xác định đường chọc dựa vào hình ảnh lát cắt ngang: ở vị trí đó xác định vị trí bàn (được hiển thị trên hình ảnh) và dựa vào vị trí kim. Xác định
hướng chọc (có thể sử dụng bộ đo góc) và độ sâu vị trí cần chọc.
2.Tiếp cận tổn thương
-Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn
-Sát khuẩn vị trí chọc kim
-Gây tê tại chỗ bằng Xylocain
-Đưa kim vào vị trí cần chọc. Kiểm tra lại bằng các lát cắt ngang xem kim đả ở vị trí cần thiết chưa.
-Sinh thiết: Thường cắt 3-5 mảnh, vị trí cắt ở ngoại biên tổn thương.
-Bệnh phẩm sinh thiết được cho vào lọ có formol gửi giải phẩu bệnh
-Có thể phối hợp làm thêm tế bào học ho c vi khuẩn học tùy từng trường hợp cụ thể
3.Kết thúc thủ thuật
-Sau khi rút kim: Sát trùng lại và băng chỗ chọc dịch bằng băng dính y tế.
-Dặn người bệnh không cho nước tiếp xúc với vị trí chọc hút trong 24giờ.
-Sau 24h mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường.
Tai biến và xử trí
-Nhiễm khuẩn: điều trị kháng sinh.
-Chảy máu tại chỗ chọc: băng ép cầm máu, nếu chảy máu kéo dài phải kiểm tra lại tình trạng bệnh lý rối loạn đông máu của người bệnh để xử trí
-Biến chứng khác: Người bệnh chóang váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khú thở, rối loạn cơ tròn... ít g p, thường do Người bệnh quá sợ hãi.XỬ TRÍ bằng cách đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân,theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp XỬ TRÍ cấp cứu khi cần
thiết.