Các bài viết liên quan
- Chụp CHT Xương và tủy xương không tiêm thuốc đối quang từ
- Chụp X quang tại phòng mổ
- Điều trị hẹp tắc đại tràng dưới hướng dẫn chụp mạch số hóa xóa nền
- Tháo lồng ruột dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền
- Đốt sóng cao tần điều trị u gan dưới chụp số hóa xóa nền
- Điều trị hẹp tắc thực quản dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền
- Đặt stent niệu quản qua da dưới chụp mạch số hóa xóa nền
- Dẫn lưu bể thận qua da dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu các dịch ổ bụng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
Sinh thiết tuyến vú dưới hướng dẫn CHT
Quyết định số: 25/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00
Đại cương
Sinh thiết tuyến vú có thể được thực hiện mà không có hình ảnh dẫn đường (sinh thiết mù) hoặc có các phương tiện điện quang dẫn đường như siêu âm, X quang tuyến vú (mammography). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tổn thươn gkhông rõ rang trên hình ảnh siêu âm hoặc X quang tuyến vú thì khả năng tiếp cậnvà lấy được bệnh phẩm tại vị trí tổn thương s bị giám sút. Hình ảnh cộng hưởng từ với ưu điểm có độ phân giải, thuốc đối quang từ mô mềm cao, đa bình diện,cho phép định vị chính xác được tổn thương để từ đó có thể chọc kim vào chính xác vị trí cần tiếp cận.
Chỉ định điều trị
-Tổn thương vú được xếp loại BIRADS 4 và 5
-Không xác định được vị trí tổn thương trên hình ảnh siêu âm và X quang tuyến vú
Chống chỉ định
-Viêm, nhiễm trùng, hoại tử da và phần mềm vùng dự kiến chọc trực tiếp
-Rối loạn đông máu nặng và mất kiểm soát (prothrombin <50%, INR > 1.5, số lượng tiểu cầu < 50 G/l)
-Chống chỉ định với chụp cộng hưởng từ: đặt máy tạo nhịp, các loại kẹp, đinh vít phẫu thuật chưa khử từ…
-Dị ứng thuốc đối quang từ, thuốc gây tê
Chuẩn bị
1.Người thực hiện
-Bác sỹ chuyên khoa
-Kỹ thuật viên điện quang
-Điều dưỡng
2.Phương tiện
-Thuốc
-Thuốc gây tê thông thường: Lidocainống 200mg
-Thuốc đối quang từtiêm tĩnh mạch
-Thuốc chống sốc: Solumedrolống 40mg, adrenalinống 1mg, Dobutaminống 250mg.
-Thuốc chống nôn: Primperanống 10mg. Ondansetronống 4-8mg.
-Dụng cụ
-Kim sinh thiết lõi tương thích cộng hưởng từ(MR-compatible): 12- 14G.Ví dụkim CoaxNeedle Highfield 12 G-11.1 mm (InvivoInterventional Instruments)
-Dao rạch da, kẹp phẫu thuật tương thích cộng hưởng từ
-Máy chụp cộng hưởng từtửlực cao (>1Testla) với hệthống Cuộn thu tín hiệu chụp vú có thước định vịsinh thiết (ví dụMagnetom Trio;Siemens, Erlangen, Germany)
-Bát kim loại tương thích cộng hưởng từđựng
-Các bơm tiêm 5ml, 10ml.
-Găng phẫu thuật, sănggạc vô trùng.
3.Người bệnh
-Trước 1 ngày: được bác sỹ điện quang can thiệp giải thích và hướng dẫn về
mục đích, quy trình, những biến chứng có thể gặp trong và sau can thiệp.
-Tại phòng can thiệp:người bệnh nằm sấp, lắp Cuộn thu tín hiệu vú và đ t trong phòng chụp cộng hưởng từ.
-Sát trùng da tại vị trí chọc b ng dung dịch povidone–iodine sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
4.Phiếu xét nghiệm
-Bệnh án chi tiết.
-Có đủ các xét nghiệm: đông máu cơ bản, công thức máu, chức năng gan, chức năng thận
-Phim chụp CLVT hay MRI tổn thương.
Các bước tiến hành
1.Định vị tổn thương bằng CHT
-Chụp chuỗi xung FLASH (TR735/TE 2.62ms; FA 13o, độ dày lớp cắt 1 mm; Matrix 512 x512; FOV 340 x 170 mm), trước và sau tiêm thuốc đối quang từ để xác định tổn thương.
-Sử dụng hệ thống khung định vị tọa độ gắn liền với Cuộn thu tín hiệu s để xác định vị trí tổn thương: hướng vào, góc lệch, độ sâu từ bề m t da...
2.Chọc kim qua da
-Sau khi đã đánh dấu được vị trí đường vào tiếp cận với tổn thương thì chuyển bàn đưa người bệnh ra ngoài.
-Gây tê tại chỗ và rạch da.
-Dùng kim có kích thước (đường kính và chiều) phù hợp chọc qua da vào trongtuyến vú.
3.Tiếp cận tổn thương
-Chuyển bàn đưa người bệnh vào buồng chụp
-Sử dụng chuỗi xung FLASH 3D để quan sát đường đi của kim
-Điều chính hướng kim cho phù hợp với đường đến tổn thương
4.Tiến hành cắt mảnh tổchức
-Dừng đầu kim ở bờ hoặc bên trong tổn thương.
-Chuyển bàn đưa người bệnh ra ngoài lồng chụp
-Tùy theo mức độ có thể cắt 2-6 mảnh tổ chức ở một ho c nhiều vị trí tổn
thương
5..Kết thúc thủ thuật
-Rút kim ra khỏi tuyến vú.
-Băng ép cầm máu
-Chụp kiểm tra sau sinh thiết.
V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Thủ thuật thành công khi mảnh bệnh phẩm lấy được ở đúng vị trí tổn thương.
- Kích thước đủ lớn
- Nhiều mẫu bệnh phẩm s giảm được nguy cơ âm tính giả
Tai biến và xử trí
Tùy theo vật liệu tắc mạch được lựa chọn mà có thể có những biến chứng khác nhau
-Tụ máu tại vị trí mở đường vào lòng mạch: băng ép cầm máu.
-Phản ứng quá mẫn với thuốc tê, thuốc đối quang từ: xử trí theo phác đồ chống sốc của Bộ y tế