Các bài viết liên quan
- Chụp CHT Xương và tủy xương không tiêm thuốc đối quang từ
- Chụp X quang tại phòng mổ
- Điều trị hẹp tắc đại tràng dưới hướng dẫn chụp mạch số hóa xóa nền
- Tháo lồng ruột dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền
- Đốt sóng cao tần điều trị u gan dưới chụp số hóa xóa nền
- Điều trị hẹp tắc thực quản dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền
- Đặt stent niệu quản qua da dưới chụp mạch số hóa xóa nền
- Dẫn lưu bể thận qua da dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu áp xe các tạng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
- Dẫn lưu các dịch ổ bụng dưới hướng dẫn chụp số hóa xóa nền
Chụp động mạch chậu dưới X quang tăng sáng
Quyết định số: 25/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00
Đại cương
Chụp động mạch chậu dưới X quang tăng sáng là chụp có thuốc đối quang để hiện ảnh được đoạn tận động mạch chủ bụng và động mạch chậu gốc, chậu trong và chậu ngoài hai bên.
Chỉ định điều trị
-Các bệnh bẩm sinh và mắc phải của đoạn tận động mạch chủ bụng và động mạch chậu gốc, chậu trong và chậu ngoài hai bên
-Chấn thương vùng chậu có nghi tổn thương mạch
-Các khối u vùng tiểu khung
-Chụp mạch để phục vụ cho điện quang can thiệp
Chống chỉ định
-Không có chống chỉ định tuyệt đối
-Chống chỉ định tương đối trong trường hợp có rối loạn đông máu, suy thận, có tiền sử dị ứng rõ ràng với thuốc đối quang i-ốt, phụ nữ có thai.
Chuẩn bị
1.Người thực hiện
-Bác sỹ chuyên khoa
-Bác sỹ phụ trợ
-Kỹ thuật viên điện quang
-Điều dưỡng
-Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác)
2.Phương tiện
-Máy X quang tăng sáng truyền hình
-Máy bơm điện chuyên dụng
-Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
-Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X
3.Thuốc
-Thuốc gây tê tại chỗ
-Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)
-Thuốc chống đông
-Thuốc trung hòa thuốc chống đông
-Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước
-Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
4.Vật tư y tế thông thường
-Bơm tiêm 1; 3; 5; 10ml
-Bơm tiêm dành cho máy bơm điện
-Nước cất ho c nước muối sinh lý
-Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật
-Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ
-Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
-Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.
5.Vật tư y tế đặc biệt
-Kim chọc động mạch
-Bộốngvào lòng mạch 5-6F
-Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035inch
-Ống thông chụp mạch 4-5F
-Ống thông chụp mạch hình đuôi lợn (pigtail) nhiều lỗ bên
-Bộ dây nối chữ Y.
6.Người bệnh
-Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
-Cần nhịn ăn, uống trước 4-6 giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
-Tại phòng can thiệp:người bệnh nằm ngửa, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
-Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…
7.Phiếu xét nghiệm
-Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú
-Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
-Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).
Các bước tiến hành
1.Phương pháp vô cảm
-Để người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp, đặt đường truyền tĩnh mạch (thường dùng huyết thanh mặn đắng trương 0,9%), tiêm thuốc tiền mê,trường hợp ngoại lệ trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi) chưa có ý thức cộng tác hoặc quá kích động sợ hãi cần gây mê toàn thân khi làm thủ thuật
2.Chọn kỹ thuật sử dụng và đường vào của ống thông
-Sử dụng kỹ thuật Seldinger đường vào của ống đặ tlòng mạch có thể là: từ động mạch đùi, động mạch nách, động mạch cánh tay, và động mạch
quay.
-Thông thường hầu hết là từ động mạch đùi, trừ khi đường vào này không làm được mới sử dụng các đường vào khác.
3.Tiến hành kỹ thuật
-Sát khuẩn và gây tê tại chỗ
-Chọc kim và đặt ống vào lòngmạch
-Chụp đoạn cuối động mạch chủ bụng, động mạch chậu hai bên
-Luồn ống thông 5F Pigtail tới ngang mức bờtrên L4.
-Bơm 15-30ml thuốc đối quang vào mạch b ng máy bơm, tốc độ10-15ml/s với áp lực cao.
-Ghi hình và chụp phim: chụp hàng loạt (sê-ri) với máy X quang tăng sáng truyền hình, tập trung vào vùng tiểu khung từngang mức L3 đến dưới
xương mu hai bên.
-Chụp chọn lọc động mạch chậu gốc, chậu trong ho c chậu ngoài từng bên
-Luồn ống thông 5F Cobra tới động mạch chậu gốc từng bên.
-Bơm 15ml thuốc đối quang vào mạch bằng máy bơm với áp lực 500 PSI, tốc độ(5ml/giây).
-Ghi hình và chụp phim: chụpsêri với máy X quang tăng sáng truyền hình, tập trung vào vùng tiểu khung từng ang mức L3 đến dưới xương mu hai bên.
-Có thể chụp chếch 25-30 độ để bộc lộ rõ chỗ chia nhánh động mạch chậu và động mạch đùi.
-Sau khi chụp đạt yêu cầu, rút ống thông, rút ống vào lòng mạch, đè ép bằng tay trực tiếp lên chỗ chọc kim khoảng 15 phút để cầm máu, sau đób ng ép trong 6 giờ.
V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Hình ảnh hiển thị rõ các cấu trúc giải phẫu của ngã ba động mạch chủ – chậu, hệ thống động mạch chậu gốc, chậu trong và chậu ngoài hai bên.
- Phát hiện được tổn thương nếu có
Tai biến và xử trí
1.Trong khi làm thủ thuật
-Do thủ thuật: rách động mạch gây chảy máu, ho c bóc tách động mạch,xử trí: ngừng thủ thuật, đè ép bằng tay và băng lại theo dõi, nếu ngừng chảy
máu thì có thể tiến hành lại sau 1-2 tuần.
-Do thuốc đối quang: tùy mức độ phản ứng, có thể cho thuốc chống dị ứng, hoặc chống nôn, chống sốc.
2.Sau khi tiến hành kỹ thuật
- chỗ ống thông có thể chảy máu ho c có máu tụ cần băng ép lại và tiếp tục nằm bất động đến khi ngừng chảy máu
-Giả phồng động mạch: Nếu tổn thương giả phồng nhỏ có thể theo dõi. Nếu ổ giả phồng lớn (>2cm) cần bơm tắc ổ giả phồng bằng can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật
-Trường hợp nghi tắc động mạch do máu cục hay thuyên tắc do bong các mảng xơ vữa (hiếm gặp) cần có khám xét kịp thời dễ xử trí của bác sĩ chuyên khoa.
-Trường hợp xảy ra phồng hoặc thông động tĩnh mạch, đứt ống thông hoặc dây dẫn (hiếm gặp) có thể xử lí bằng ngoại khoa.
-Trường hợp có biểu hiện nhiễm trùng sau làm thủ thuật cần cho kháng sinh để điều trị.