Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  Chụp và nong cầu nối dưới X quang tăng sáng

Chụp và nong cầu nối dưới X quang tăng sáng

Quyết định số: 25/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00

Đại cương

Cầu nối tự thân AVF (arteriovenous fistula) cũng như cầu nối nhân tạo AVG (arteriovenous graft) là một trong những vấn đề sống còn đối với người bệnh có bệnh thận giai đoạn cuối, phải lọc máu chuk . Bản thân các cầu nối này là một dạng tuần hoàn không bình thường, cướp máu của vùng ngọn chi, gây xơ hóa thành mạch, huyết khối lòng mạch, tăng tiền gánh cho tim... Việc tạo ra càng nhiều cầu nối, tức tạo ra nhiều vòng tuần hoàn bệnh lý thì cơ thể người bệnh càng dễ bị tổn thương, càng phát sinh nhiều biến chứng, đặc biệt là đối với mô mềm.Do vậy, áp dụng các biện pháp có thể để kéo dài tuổi thọ của cầu nối là một trong những quan điểm được chấp nhận rộng rãi hiện nay trên phạm vi toàn cầu. Một trong những phương pháp điều trị tái thông cầu nối AVF/AVG là nong tạo hình lòng mạch bằng bong và/hoặc giá đỡ lòng mạch.

Chỉ định điều trị

-Hẹp tắc cầu nối > 50% đường kính lòng mạch
-Lưu lượng qua cầu nối giảm < 300ml/phút

Chống chỉ định

-Nhiễmtrùng da vùng mở đường vào lòng mạch
-Dị ứng thuốc đối quang I-ốt
-Rối loạn đông máu n ng và mất kiểm soát (prothrombin <60%, INR > 1.5, số lượng tiểu cầu < 50 G/l).
-Phụ nữ có thai.

Chuẩn bị

1.Người thực hiện
-Bác sỹ chuyên khoa
-Bác sỹ phụ trợ
-Kỹ thuật viên điện quang
-Điều dưỡng
-Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác)
2.Phương tiện
-Máy X quang tăng sáng truyền hình
-Máy bơm điện chuyên dụng
-Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
-Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X
3.Thuốc
-Thuốc gây tê tại chỗ
-Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)
-Thuốc chống đông
-Thuốc trung hòa thuốc chống đông
-Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước

-Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
4.Vật tư y tế thông thường
-Bơm tiêm 1; 3; 5; 10ml
-Bơm tiêm dành cho máy bơm điện
-Nước cất hoặc nước muối sinh lý
-Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật
-Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu,
khay đựng dụng cụ
-Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
-Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.
5.Vật tư y tế  đặc biệt
-Kim chọc động mạch
-Bộ vào lòng mạch 5-6F
-Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035 inch
-Ống thông chụp mạch 4-5F
-Vi ống thông2-3F
-Vi dây dẫn 0.014-0.018inch
-Bóng nong (balloon catheter) và bơm áp lực (inflator)
-Giá đỡ lòng mạch (stent): kích thước phù hợp với đường kính lòng mạch và chiều dài tổn thương.
-Bộ dây nối chữ Y.
6.Người bệnh
-Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
-Cần nhịn ăn, uống trước 4-6giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.
-Tại phòng can thiệp:người bệnh nằm ngửa, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2. Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
-Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…
7.Phiếu xét nghiệm
-Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú
-Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
-Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).

Các bước tiến hành

1.Mở đường vào lòng mạch
-Tùy theo vi trí và mục đích can thiệp mà có thể mở đường vào lòng mạch
theo vị trí hay chiều dòng chảy (xuôi dòng, ngược dòng).
-Gây tê tại chỗ, rạch da
-Sử dụng bộ kim chọc siêu nhỏ 21G (micropuncture) chọc vào lòng mạch
có thể dùng hướng dẫn của siêu âm.
-Đ t ống mở đường vào lòng mạch thường quy (sheath)
2.Chụp mạch đánh giá tổn thương
-Tiến hành chụp hệ thống cầu nối và mạch chi qua ống thông.
-Đánh giá toàn bộ hệ thống mạch chi dưới.
3.Ti p cận tổn thương
-Dùng ống thông, dân dẫn và vi ống thông, vi dây dẫn để đi qua vị trí hẹp– tắc lòng mạch.
-Áp dụng các kỹ thuật khác nhau, bao gồm trong lòng mạch, dưới nội mạc.
4.Can thiệp điều trị
-Đưa bong nong vào vị trí hẹp tắc qua dây dẫn.
-Dùng bơm áp lực để bơm bóng, mở rộng lòng mạch
-Sau khi rút bóng, đưa giá đỡ lòng mạch (stent) vào vị trí hẹp–tắc đã được can thiệp.
-Nong tạo hình lòng mạch trong giá đỡ (stent) bằng bong
5.Đánh giá sau can thiệp
-Chụp mạch đánh giá sự lưu thông sau khi tái thông.
-Rút ống vào lòng mạch và đóng đường vào lòng mạch, kết thúc thủ thuật.

V. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Tổn thương hẹp tắc được tái thông thành công khi mức độ hẹp tắc còn lại không quá 30%.
- Tái lập lưu thông phía trước, trong và sau vị trí tổn thương. 

 

Tai biến và xử trí

-Tụ máu tại vị trí mở đường vào lòng mạch: là biến chứng thường gặp nhất, do cầu nối sau khi được tái thông s  dẫn đến tình trạng áp lực máu trong lòng tĩnh mạch tăng.XỬ TRÍ bằng băng ép, hoặc khâu da–tổ chức dưới da hoặc phục hồi thành mạch.

-Tắc mạch: có thể tắc mạch phía hạ lưu ho c mạch lân cận. Do nguyên nhân tắc mạch thường do huyết khối ho c mảng xơ vữa di chuyển nên có thể áp dụng phương pháp hút huyết khối ngay trong khi can thiệp, đồng hợp sử dụng thuốc chống đông sau can thiệp.