Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  Đổ xi măng cột sống dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền

Đổ xi măng cột sống dưới hướng dẫn của chụp số hóa xóa nền

Quyết định số: 25/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00

Đại cương

Xẹp đốt sống do loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh. Xẹp đốt sống gây đau đớn, hạn chế vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị xẹp đốt sống: cố định ngoài, phẫu thuật, điều trị nội khoa, tạo hình đốt sống qua da. Trong đó phương pháp tạo hình đốt sống qua da cho thấy ưu thế ở các điểm: là phương pháp can thiệp tối thiểu (vết chọc kim <5mm trên da), nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

 - Bác sĩ chuyên khoa

 - Bác sỹ phụ trợ

. - Điều dưỡng

 - Kỹ thuật viên điện quang 

2. Phương tiện

 - Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)

 - Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh

 - Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X

 3. Thuốc 

- Thuốc gây tê tại chỗ

 - Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)

 - Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc

 4. Vật tư y tế thông thường

 - Bơm tiêm 3; 5; 10ml

 - Nước cất hoặc nước muối sinh lý 

- Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật 

- Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ

 - Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.

 5. Vật tư y tế đặc biệt

 - Bộ dụng cụ bơm xi măng và xi măng.

 - Kim chọc cột sống 11 ho c 13G, 2 kim cho mỗi đốt sống 

- Búa phẫu thuật 

- Kim gây tê 

- Kim sinh thiết xương (nếu cần sinh thiết trước khi bơm xi măng).

 6. Người bệnh 

- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.

 - Cần nhịn ăn, uống trước 6 giờ. Có thể uống không quá 50ml nước. 

- Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần… 

7. Phiếu xét nghiệm

 - Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú

 - Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua 

- Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có)

Các bước tiến hành

1. Phương pháp vô cảm 

-Gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2% (2-10ml, tùy thuộc vị trí chọc kim)

. 2. Kỹ thuật

 - Đặt người bệnh nằm trên bàn máy chiếu

 - Đặt  đường truyền tĩnh mạch.

 - Sát khuẩn da vùng đốt sống bị xẹp 

- Bác sĩ rửa tay, mặc áo, đi găng, trải toan vô khuẩn 

- Định vị đốt sống cần đổ xi măng, vị trí chọc, hướng chọc. 

- Gây tê tại chỗ 

- Chọc kim vào thân đốt sống cần đổ xi măng

 - Trộn xi măng và đổ xi măng đã trộn vào thiết bị bơm. 

- Bơm xi măng vào đốt sống bị xẹp qua kim dưới kiểm soát của màn tăng sáng. 

- Rút kim, băng vị trí chọc.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ 

- Kết quả tốt thể hiện ở việc xi măng ngấm lan tỏa trong thân đốt sống bị xẹp, không thoát xi măng ra ngoài thân đốt sống. 

- Sau thời gian chờ xi măng đông cứng hoàn toàn (4 tiếng) người bệnh có thể đứng dậy đi lại, giảm đau cột sống.

Tai biến và xử trí

 - Chảy máu vị trí chọc kim. Băng ép vị trí chọc. 

- Tụ máu phần mềm cạnh vị trí chọc kim: theo dõi 

- Xi măng tràn vào đĩa đệm, tĩnh mạch quanh đốt sống, khoang ngoài màng cứng: xử lí theo từng trường hợp cụ thể.