Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  Điều trị thoát vị đĩa đệm qua da dưới chụp số hóa xóa nền

Điều trị thoát vị đĩa đệm qua da dưới chụp số hóa xóa nền

Quyết định số: 25/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 03/01/2014 12:00

Đại cương

Mục đích của điều trị thoát vị qua da là làm giảm thể tích nhân thoát vị bằng cách làm tiêu nhân nhày b ng nhiệt, hoặc hóa chất. Lợi ích của chiếu dưới chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) trong hướng dẫn điều trị thoát vị đĩa đệm là cho phép thủ thuật viên theo dõi đường chọc kim qua da vào đĩa đệm một cách trực tiếp và liên tục, đảm bảo tính chính xác và an toàn của thủ thuật

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

 - Bác sỹ chuyên khoa điện quang can thiệp

 - Bác sỹ phụ 

- Kỹ thuật viên điện quang 

- Điều dưỡng 

2. Phương tiện 

- Máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)

 - Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh

 - Bộ áo chì, tạp dề, che chắn tia X

 3. Thuốc 

- Thuốc gây tê tại chỗ

 - Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước 

- Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc

 4. Vật tư y tế thông thường

- Bơm tiêm 3; 5; 10ml 

- Nước cất hoặc nước muối sinh lý

 - Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật 

- Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: dao, kéo, kẹp, 4 bát kim loại, khay quả đậu, khay đựng dụng cụ

 - Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.

 - Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc đối quang.

 5. Vật tư y tế đặc biệt

 Kim chọc đĩa đệm 17G 

6. Người bệnh 

- Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.

 - Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có 

- Cần nhịn ăn, uống trước 6giờ. Có thể uống không quá 50ml nước.

 - Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần… 

7. Phiếu xét nghiệm 

- Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú 

- Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua

 - Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).

Các bước tiến hành

1. Phương pháp v cảm Gây tê tại chỗ b ng Lidocain 2% (2-10ml). 

2. Kỹ thuật

 - Đặt người bệnh lên bàn tăng sáng.

 - Đặtt đường truyền tĩnh mạch.

 - Định vị đĩa đệm cần điều trị dưới màn tăng sáng.

 - Sát khuẩn vùng tổn thương.

 - Bác sĩ rửa tay, mặc áo, đi găng, trải toan vô khuẩn có lỗ lên vị trí cần sinh thiết. 

- Gây tê tại chỗ theo từng lớp 

- Chọc kim qua da vào đĩa đệm cần điều trị, kiểm soát đường chọc dưới màn tăng sáng. 

- Khi kim chọc vào đúng trung tâm nhân nhày đĩa đêm, tùy theo mục đích điều trị mà có thể bơm hóa chất, hoặtt đốt nhân nhày đĩa đệm bằng sóng cao tần - Rút kim. - Băng vị trí chọc.

IV. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ 

- Kim chọc vào đúng trung tâm nhân nhầy đĩa đệm 

- Không có biến chứng sau thủ thuật 

- Đạt hiệu quả điều trị về mặt lâm sàng và xét nghiệm.

Tai biến và xử trí

- Chảy máu vị trí chọc kim.

 Băng ép vị trí chọc.

 - Tụ máu phần mềm cạnh vị trí chọc kim: theo dõi 

- Chọc vào các cấu cơ quan, cấu trúc nguy hiểm: xử lí theo từng trường hợp cụ thể. 

- Không có hiệu quả điều trị, xem xét điều trị lần 2, hoặc hội chẩn ngoại khoa.