Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
TÁCH XƯƠNG ĐỂ CẤY GHÉP IMPLANT
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Là kỹ thuật chẻ, tách và nong rộng sống hàm để cấy ghép Implant.
Chỉ định điều trị
- Thiếu chiều rộng xương hàm.
- Thiếu khối lượng xương hàm bao gồm thiếu cả chiều rộng và chiều cao.
Chống chỉ định
- Khoảng liên hàm không đủ cho làm phục hình răng.
- Khoảng gần - xa vùng mất răng không đủ cho làm phục hình răng.
- Người bệnh chưa đến tuổi trưởng thành.
- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng hàm mặt đã được đào tạo về cấy ghép nha khoa.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ
- Bộ phẫu thuật trong miệng.
- Bộ phẫu thuật Implant.
- Bộ dụng cụ chẻ tách xương hàm.
- Máy khoan Implant.
2.2. Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê.
- Dung dịch sát khuẩn.
- Nước muối sinh lý.
- Implant.
- Bột xương nhân tạo.
- Màng sinh học.
- Kim, chỉ khâu…
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim X quang xác định tình trạng sống hàm vùng phẫu thuật.
- Xét nghiệm cơ bản.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh:
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Sát khuẩn
3.2. Vô cảm:
Gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.
3.3. Bộc lộ xương hàm vùng phẫu thuật:
- Tạo vạt:
+ Dùng dao rạch niêm mạc màng xương tạo vạt hình thang tương ứng vùng phẫu thuật.
+ Bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ sống hàm và mặt ngoài xương ổ răng.
+ Rạch đường giảm căng.
3.4. Chẻ, tách và nong rộng sống hàm
- Dùng dụng cụ chuyên dụng chẻ, tách hai bản xương của xương ổ răng.
- Dùng dụng cụ chuyên dụng nong rộng sống hàm.
3.5. Khoan xương hàm và đặt Implant
Thực hiện theo quy trình đặt Implant.
3.6. Ghép xương và màng
- Dùng dụng cụ thích hợp tạo các điểm chảy máu mặt ngoài xương ổ răng.
- Đặt bột xương ghép xung quanh Implant giữa hai bản xương.
- Đặt bột xương ghép mặt ngoài xương ổ răng.
- Đặt màng sinh học và cố định màng.
3.7. Khâu đóng niêm mạc.
Tai biến và xử trí
1. Trong khi phẫu thuật
- Sốc: Điều trị chống sốc.
- Chảy máu : Cầm máu.
- Tổn thương thần kinh răng dưới: Đặt Implant ngắn hơn.
- Thủng đáy xoang hàm: Khâu đóng niêm mạc và theo dõi.
- Tổn thương chân răng lân cận: Tùy trường hợp mà có thể thay đổi trục đặt Implant hoặc khâu đóng niêm mạc và theo dõi.
2. Sau khi phẫu thuật
- Nhiễm trùng: Dùng thuốc kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
- Tê môi - cằm do tổn thương thần kinh răng dưới: Tháo Implant và theo dõi.