Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG SỐNG HÀM
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Là kỹ thuật dùng bột xương đông khô ghép vào vùng xương hàm mất răng, làm tăng kích thước xương sống hàm .
Chỉ định điều trị
- Thiếu chiều cao xương sống hàm.
- Thiếu chiều rộng xương sống hàm.
- Thiếu cả chiều cao và chiều rộng xương sống hàm
Chống chỉ định
- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
- Người bệnh có bệnh toàn thân không phẫu thuật được.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ
Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.
2.2. Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê.
- Dung dịch sát khuẩn.
- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.
- Vật liệu ghép: xương đông khô(FDB),xương đông khô khử khoáng
(DFDB)
- Màng sinh học
- Vật liệu cố định màng.
3. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim X quang tình trạng xương hàm vùng phẫu thuật.
- Các xét nghiệm cơ bản.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3.Thực hiện kỹ thuật
3.1. Vô cảm
3.2. Sát khuẩn
- Gây tê vùng và gây tê tại chỗ
- Gây mê nếu cần.
3.3. Sửa soạn vùng nhận xương ghép
- Tạo vạt niêm mạc bởi 3 đường rạch:
+ Đường rạch dọc niêm mạc sống hàm: tương ứng vùng mất răng.
+ Hai đường rạch đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ rộng để thao tác.
+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.
+ Rạch đường giảm căng.
- Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận :
+ Dùng mũi khoan thích hợp khoan thủng vỏ xương tạo các điểm chảy
máu.
+ Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận nếu cần.
3.4. Đặt bột xương và màng :
- Đặt bột xương đông khô:
+ Trộn bột xương với máu người bệnh hoặc nước muối sinh lý.
+ Đặt bột xương đã trộn vào bề mặt xương hàm đã sửa soạn với khối lượng phù hợp.
- Đặt màng che phủ bột xương và cố định màng
3.5. Khâu đóng vạt niêm mạc.
Tai biến và xử trí
1. Trong khi phẫu thuật
- Chảy máu : Cầm máu.
2. Sau khi phẫu thuật
- Chảy máu: Cầm máu
- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.