Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ BẰNG THUỐC BÔI (CÁC LOẠI).

ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ BẰNG THUỐC BÔI (CÁC LOẠI).

Quyết định số: 3207/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00

Đại cương

Là kỹ thuật điều trị quá cảm ngà với biểu hiện ê buốt răng bằng thuốc chặn các dẫn truyền thần kinh hoặc che phủ các ống ngà.

Chỉ định điều trị

Răng nhạy cảm ngà.

Chống chỉ định

- Răng viêm tủy không hồi phục.

- Người bệnh dị ứng với các thành phần của thuốc.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

- Bác sĩ Răng Hàm Mặt

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy nha khoa.

- Bộ dụng cụ khám: gương, gắp, thám châm.

- Tay khoan chậm.

- Dụng cụ làm sạch răng.

- Bộ dụng cụ sử dụng thuốc chống nhạy cảm ngà răng.

- Đèn quang trùng hợp….

2.2 Thuốc và vật liệu

- Thuốc chống nhạy cảm.

- Các vật liệu làm sạch răng…..

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sửa soạn các răng điều trị.

- Đánh giá tình trạng nhạy cảm ngà.

- Xác định các vị trí cần phủ thuốc điều trị.

- Làm sạch, đánh bóng răng cần điều trị.

- Cách ly cô lập răng.

3.2. Điều trị các răng nhạy cảm ngà

- Phủ thuốc chống ê buốt lên bề mặt các vị trí đã xác định và sửa soạn.

- Chiếu đèn quang trùng hợp 30 giây đối với thuốc cần chiếu đèn.

- Lặp lại 2 bước trên nếu cần.

- Đánh giá lại tình trạng ê buốt răng của người bệnh:

+ Nếu hết ê buốt: kết thúc điều trị.

+ Nếu còn ê buốt nhẹ: theo dõi và hẹn điều trị tiếp.

Tai biến và xử trí

Dị ứng với thành phần của thuốc: ngừng sử dụng thuốc và điều trị chống dị ứng.