Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
CHỤP SỨ TOÀN PHẦN
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Là kỹ thuật phục hồi thân răng mất nhiều mô cứng bằng chụp sứ toàn phần (sứ không kim loại).
Chỉ định điều trị
- Răng mất nhiều mô cứng do chấn thương.
- Răng mất nhiều mô cứng do sâu và các nguyên nhân khác.
- Răng đã điều trị tủy có nguy cơ vỡ thân.
Chống chỉ định
- Răng tủy sống có buồng tủy rộng.
- Răng có chỉ định nhổ.
- Răng có bệnh lý tủy răng và bệnh lý vùng cuống răng chưa điều trị hoặc điều trị chưa tốt.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Thuốc tê.
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Vật liệu gắn ….
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng làm chụp.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Sửa soạn răng làm chụp:
- Vô cảm: Tùy trường hợp, nếu các răng trụ tủy sống thì có thể gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng.
- Dùng các mũi khoan thích hợp mài sửa soạn thân răng của các răng chụp với các yêu cầu:
+ Mặt nhai hở: 1,2 -2mm.
+ Mặt bên hở: khoảng 1,2-1,5mm.
+ Các góc: Tròn .
+ Đường hoàn tất: Trên lợi hoặc ngang lợi.
+ Răng được sửa soạn theo hình thể giải phẫu thân răng.
+ Thân răng chụp: Đường kính phía đáy phải lớn hơn phía mặt nhai.
+ Tiết kiệm mô răng.
3.2. Lấy dấu và đổ mẫu:
- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3- 5 phút.
- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.
- Lấy dấu cắn nếu cần.
- Đổ mẫu bằng vật liệu thích hợp.
3.3. So màu răng:
Tùy trường hợp mà lựa chọn cách so màu cho phù hợp.
3.4. Chế tạo chụp răng
Thực hiện tại Labo.
3.5. Gắn chụp răng:
- Thử chụp răng trên miệng người bệnh về độ sát khít, khớp cắn và màu sắc….
- Chỉnh sửa chụp răng nếu cần.
- Đặt chỉ co lợi răng đã sửa soạn trong khoảng thời gian 3-5 phút.
- Gắn cố định chụp răng bằng vật liệu thích hợp.
- Lấy chất gắn thừa.
- Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa nếu cần.
Tai biến và xử trí
1. Trong quá trình điều trị
Hở tủy răng: Điều trị tủy răng.
2. Sau khi điều trị
Viêm tủy răng: Điều trị tủy.