Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
PHỤC HÌNH CÙI ĐÚC KIM LOẠI QUÝ
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
- Là kỹ thuật phục hồi thân răng ở các răng có tổn thương mất hầu hết mô cứng thân răng bằng chốt và cùi đúc hợp kim quý.
- Thành phần hợp kim quý: Vàng, platin, palladium, osdium, trong đó vàng chiếm tỷ lệ tỷ lệ cao.
- Kim loại quý không bị ôxy hóa ở nhiệt độ cao và trong môi trường miệng, nên rất an toàn khi sử dụng trong miệng.
Chỉ định điều trị
- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng trước
- Mất hầu hết mô cứng thân răng ở các răng sau.
Chống chỉ định
- Chân răng không đủ chắc cho đặt chốt và phục hình.
- Răng điều trị nội nha chưa tốt.
- Răng có tổn thương vùng cuống chưa được điều trị.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại.
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng cụ sửa soạn ống tủy chân răng mang chốt.
- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Vật liệu gắn chốt….
- Hợp kim loại quý
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng chân răng.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng điều trị.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Sửa soạn chân răng và thân răng
- Dùng dụng cụ thích hợp lấy bỏ chất hàn trong ống tủy khoảng 2/3 chân răng đủ để đặt chốt.
- Dùng mũi khoan thích hợp tạo hình phần ống tủy đặt chốt.
- Dùng mũi khoan thích hợp sửa soạn phần mô cứng còn lại ở thân răng.
- Kiểm tra lại chiều dài, độ thuôn của ống tủy.
3.2. Lấy dấu
- Bơm Silicon nhẹ vào ống tủy.
- Đặt chốt lấy dấu vào ống tủy
- Lấy dấu bằng Silicon nặng.
- Lấy dấu hàm đối.
3.3. Đổ mẫu
Sử dụng thạch cao siêu cứng để đổ mẫu 2 hàm.
3.4. Đúc chốt và cùi kim loại quý
Thực hiện tại Labo.
* Lưu ý khi đúc kim loại quý:Tránh lẫn những mạt bụi kim loại khác để chốt cùi không bị bọng
3.5. Gắn chốt và cùi đúc
- Thử chốt và cùi trên miệng người bệnh.
- Điều chỉnh chốt và cùi cho phù hợp.
- Gắn chốt và cùi.
Tai biến và xử trí
1. Trong quá trình điều trị
Thủng thành chân răng: Hàn bịt vị trí thủng bằng vật liệu thích hợp.
2. Sau điều trị
Gãy, vỡ chân răng: Nhổ răng.