Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
MÁNG HỞ MẶT NHAI
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Là kỹ thuật làm phương tiện cố định các xương hàm trong phẫu thuật điều trị gãy xương hàm cho trẻ em giai đoạn răng sữa và răng hỗn hợp.
Chỉ định điều trị
- Điều trị cố định gãy xương hàm trẻ em giai đoạn răng sữa.
- Điều trị cố định gãy xương hàm trẻ em giai đoạn răng hỗn hợp.
Chống chỉ định
Gãy xương hàm ở trẻ em chưa mọc răng.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ Răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ:
- Ghế máy nha khoa
- Bộ khám: Khay quả đậu, gương khám.
- Dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….
2.2 Vật liệu:
- Vật liệu lấy dấu.
- Vật liệu đổ mẫu….
3. Người bệnh:
Được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Panorama xác định đường gãy xương hàm.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1. Sửa soạn mẫu cho làm máng.
- Lấy dấu hai hàm bằng vật liệu thích hợp.
- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao đá.
- Xác định đường cưa cắt mẫu.
- Cắt mẫu theo đường đã được xác định.
- Ghép và cố định mẫu.
- Thiết kế làm máng trên mẫu thạch cao đã cắt và ghép.
3.2. Làm máng hở mặt nhai: Thực hiện tại labo.
3.3. Hoàn thiện máng.
- Đặt thử máng trên mẫu.
- Chỉnh sửa máng cho phù hợp.
- Chuyển máng để điều trị cố định gãy xương hàm.
Tai biến và xử trí
Trong quá trình thực hiện quy trình:
- Chảy máu: Cầm máu.
- Rơi chất lấy dấu vào đường thở: Lấy dị vật.