Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
THÁO CHỤP RĂNG GIẢ
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Là kỹ thuật lấy bỏ chụp răng giả do chụp răng không đạt yêu cầu.
Chỉ định điều trị
- Răng mang chụp có bệnh lý tủy răng.
- Răng mang chụp có bệnh lý viêm quanh cuống răng.
- Chụp sứ vỡ.
- Chụp răng không đạt yêu cầu về thẩm mỹ.
- Người bệnh có kế hoạch điều trị tia xạ vùng miệng và hàm mặt.
Chống chỉ định
Răng mang chụp lung lay độ 4.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy nha khoa.
- Tay khoan và mũi khoan các loại
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm
- Bộ dụng cụ tháo chụp.
2.2 Thuốc và vật liệu
- Thuốc sát khuẩn.
- Thuốc tê.
3. Người bệnh
Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquanguang xác định tình trạng răng.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện quy trình kỹ thuật
3.1 Cắt chụp.
- Dùng mũi khoan thích hợp cắt chụp ở các vị trí thuận lợi cho tháo chụp.
- Dùng dụng cụ thích hợp nới lỏng chụp.
3.2 Tháo chụp
- Dùng dụng cụ tháo chụp lấy chụp răng đã cắt ra khỏi răng mang chụp.
- Lấy bỏ xi măng gắn chụp khỏi bề mặt thân răng.
Tai biến và xử trí
1. Trong quá trình điều trị
Răng tổn thương mất mô cứng: Phục hồi lại mô cứng thân răng.
2. Sau khi điều trị
Không có tai biến.