Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ THÓI QUEN XẤU MÚT MÔI
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Mút môi dưới là thói quen bất lợi cho hàm răng, là nguyên nhân gây ra sai khớp cắn như răng cửa trên bị đẩy ra phía ngoài, răng cửa dưới ngả trong, làm tăng độ cắn chùm, cắn chìa, tăng trưởng lực của cơ cằm
- Việc điều trị phải loại bỏ được thói quen xấu và điều chỉnh sai khớp cắn
Chỉ định điều trị
Người bệnh có thói quen xấu mút môi gây sai khớp cắn hoặc có nguy cơ gây sai khớp cắn.
Chống chỉ định
Người bệnh không hợp tác
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.
- Trợ thủ
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ khám
- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng: cây ấn band, kìm tháo band,thìa lấy dấu...
- Vật liệu:
+ Vật liệu lấy dấu,
+ Band răng hàm 2 ống có kích thước phù hợp,
+ Khí cụ chặn môi có kích thước phù hợp...
3. Người bệnh
Người bệnh và người nhà Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định
- XQUANG: phim cephalometrics, panorama
- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Các bước tiến hành
3.1. Lần hẹn thứ nhất
+ Lấy dấu, đổ mẫu 2 hàm
+ Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
3.2. Lần hẹn thứ hai: thường sau 1 tuần
+ Chọn band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới phù hợp với kích thước răng trên mẫu hàm thạch cao.
+ Chọn kích thước của dụng cụ chặn môi phù hợp sao cho khí cụ ở phía trước và phía dưới răng cửa dưới là 2mm
+ Thử các band trên miệng người bệnh, đảm bảo band sát khít với răng.
+ Gắn band vào các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
+ Lắp khí cụ chặn môi vào ống band phụ sao cho khí cụ ở phía trước cung răng khoảng 2mm và phía dưới rìa cắn răng cửa dưới khoảng 2mm
+ Cố định khí cụ chặn môi bằng các chun nối giữa band và móc của khí cụ chặn môi.
3.3. Các lần điều trị tiếp theo: tái khám 1 tháng/1 lần
- Đánh giá tình trạng khí cụ
- Hỏi đánh giá tình trạng thói quen mút môi
- Điều chỉnh khí cụ nếu cần
- Hướng dẫn cách chăm sóc khí cụ bổ xung cho người bệnh và người nhà nếu
cần
3.4. Lần điều trị cuối cùng: thường sau 1-2 năm điều trị
- Đánh giá tình trạng cung răng
- Hỏi xác định trẻ đã ngừng thói quen mút môi
- Tháo khí cụ
Tai biến và xử trí
- Sang thương niêm mạc miệng do gãy band hoặc gãy khí cụ: điều trị sang thương và thay band khác
- Viêm quanh răng các răng mang band do lún hoặc gãy band: điều trị viêm quanh răng và thay band