Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  NẮN CHỈNH RĂNG/HÀM DÙNG LỰC NGOÀI MIỆNG SỬ DỤNG CHIN-CUP

NẮN CHỈNH RĂNG/HÀM DÙNG LỰC NGOÀI MIỆNG SỬ DỤNG CHIN-CUP

Quyết định số: 3207/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00

Đại cương

- Là kỹ thuật điều trị kiềm chế sự phát triển quá mức của xương hàm dưới sử dụng lực ngoài miệng bằng khí cụ Chin-cup.

- Chin-cup được thiết kế bao gồm chụp cằm, chụp đầu và phần điều chỉnh lực

Chỉ định điều trị

Sai khớp cắn loại III do quá phát xương hàm dưới, kiểu mặt dài.

Chống chỉ định

- Người bệnh không còn trong độ tuổi tăng trưởng.

- Người bệnh có bệnh lý khớp thái dương hàm.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng

- Trợ thủ

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng

- Bộ khám: khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu….

2.2 Vật liệu

- Khí cụ Chin-cup.

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu….

3. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim Xquanguang xác định tình trạng quá phát xương hàm dưới.

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện

3.1. Đặt khí cụ Chin - cup trên người bệnh.

- Thử và chọn khí cụ Chin-cup cho phù hợp.

- Đặt phần chụp cằm vào cằm người bệnh.

- Đặt chụp mũ vào đầu người bệnh.

- Đặt phần điều chỉnh lực:

+ Lồng bộ phận điều chỉnh lực vào chụp đầu.

+ Lồng đầu còn lại của bộ phận điều chỉnh lực vào chụp cằm.

- Điều chỉnh lực sao cho để có thể đẩy cằm lên trên và ra sau với lực cho mỗi bên từ 16-24 oz ( 450-680 gr).

- Hướng dẫn người bệnh cách sử dụng : cách tháo, đeo, bảo quản chin-cup.Thời gian đeo tối thiểu 14h/ ngày

3.2. Các lần hẹn tiếp theo:

- Thường cách nhau từ 3-6 tháng.

- Kiểm tra và đánh giá kết quả điều trị:

+ Trên lâm sàng.

+ Trên phim Cephalometric. So sánh với phim lần trước (chồng phim).

+ Chụp ảnh và đối chiếu với các lần trước.

- Kiểm tra và điều chỉnh lực.

- Hướng dẫn người bệnh các điểm lưu ý sử dụng Chin-cup.

3.3. Điều trị duy trì:

- Ngừng điều chỉnh lực và chuyển sang điều trị duy trì khi

+ Kết quả điều trị đạt mục tiêu, hoặc

+ Người bệnh hết thời kỳ tăng trưởng.

3.4. Kết thúc điều trị.

Sau thời gian điều trị duy trì, kết thúc giai đoạn điều trị có sử dụng Chin-cup.

Tai biến và xử trí

1. Trong quá trình điều trị

- Đau khớp thái dương hàm: giảm lực tác động hoặc ngừng đeo khí cụ.

- Viêm, loét da vùng cằm: Tháo khí cụ và điều trị viêm, loét.

2. Sau quá trình điều trị

Viêm da tiếp xúc tại chỗ đeo chụp cằm: xoa bột tan, dùng miếng lót không gây kích ứng