Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
DUY TRÌ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Duy trì kết quả là một giai đoạn rất quan trọng trong quá trình điều trị nắn chỉnh răng nhằm tránh tái phát, được thực hiện sau khi tháo khí cụ gắn chặt và khí cụ tháo lắp.
Khí cụ duy trì cố định được dán vào mặt trong các răng phía trước do vậy không phụ thuộc vào sự hợp tác của người bệnh trong việc đeo khí cụ.
Chỉ định điều trị
- Các trường hợp người bệnh trước điều trị có vùng răng phía trước chen chúc, răng xoay nhiều hoặc có khe thưa răng cửa giữa hàm trên.
- Người bệnh không muốn duy trì kết quả bằng khí cụ tháo lắp.
Chống chỉ định
Không đủ khoảng ở các răng trước hàm trên do răng cửa dưới cắn chạm vào khí cụ duy trì cố định.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng
- Trợ thủ
2. Phương tiện
- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng: kìm tác dụng hàm, kìm cắt dây, đèn quang trùng hợp…
- Vật liệu: dây thép uốn sẵn hoặc dây xoắn kim loại để uốn, composite lỏng, a xít phosphoric 37%, keo dán…
3. Người bệnh
- Được giải thích các vấn đề liên quan tới quy trình điều trị.
- Người bệnh đã được kết thúc giai đoạn hoàn thiện điều trị nắn chỉnh răng.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị
3. Các bước thực hiện
3.1. Lần hẹn 1:
+ Lấy dấu hàm.
+ Đổ mẫu bằng thạch cao cứng.
+ Chọn cung lưu giữ uốn sẵn rồi điều chỉnh trên mẫu thạch cao hoặc uốn từ dây xoắn cho phù hợp với các răng.
3.2. Lần hẹn 2: Gắn khí cụ
- Thử cung lưu giữ trên miệng người bệnh và điều chỉnh cho phù hợp với cung răng trên lâm sàng.
- Làm sạch mặt trong các răng phía trước, cách ly và làm khô.
- Dùng a xít phosphoric 37% xoi mòn men răng, bơm rửa, làm khô răng.
- Bôi keo dán lên bề mặt răng.
- Chiếu đèn quang trùng hợp.
- Cố định cung lưu giữ:
+ Đặt cung lưu giữ vào vị trí mặt trong các răng.
+ Cố định tạm thời cung lưu giữ.
+ Bơm composit lỏng phủ lên cung lưu giữ và bề mặt men răng.
+ Chiếu đèn quang trùng hợp cố định.
- Kiểm tra khớp cắn và các điểm dán composite.
- Mài chỉnh composite cho phù hợp.
3.3. Các lần điều trị tiếp theo:
- Hẹn người bệnh tái khám định kỳ cách nhau 2-3 tháng:
+ Kiểm tra sự ổn định của khí cụ, nếu bong composite thì gắn lại.
+ Kiểm tra tình trạng nha chu. Có thể phải lấy cao răng và hướng dẫn vệ sinh răng miệng nếu cần.
3.4. Kết thúc điều trị duy trì:
- Thông thường giữ khí cụ duy trì từ 1-2 năm hoặc lâu hơn.
- Dùng kìm luồn dây để tháo dây cung.
- Lấy bỏ composite và làm sạch răng.
Tai biến và xử trí
Sang thương niêm mạc miệng do gãy cung lưu giữ: tháo khí cụ, điều trị hết tổn thương rồi dán lại bằng khí cụ khác.