Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
SỬ DỤNG CUNG NGANG VÒM KHẨU CÁI (TPA) LÀM NEO CHẶN TRONG ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
- Nắn chỉnh răng sử dụng khí cụ cố định TPA là kỹ thuật nắn chỉnh các răng có sử dụng khí cụ TPA làm neo chặn. Khí cụ TPA hay còn gọi là cung ngang vòm khẩu cái có cấu tạo gồm một cung dây thép có đường kính 0,9mm, nối hai răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và đi ngang qua vòm miệng. Ở giữa vòm miệng cung thép được bẻ tạo thành một lúp có hình omega.
- Có hai loại cung ngang vòm khẩu cái-TPA: cung gắn chặt và cung tháo lắp. Cung tháo lắp được chế tạo sẵn, cung gắn chặt được chế tạo riêng cho từng người bệnh.
Chỉ định điều trị
+ Neo chặn trung bình trong các trường hợp đóng khoảng.
+ Kết hợp với khí cụ Headgear để tạo được neo chặn tối đa.
Chống chỉ định
- Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.
- Viêm quanh răng.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ răng hàm mặt được đào tạo về Nắn chỉnh răng.
- Trợ thủ
2. Phương tiện
- Các Band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên.
- Cây ấn band.
- Kìm tháo band.
- Thìa lấy khuôn.
- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.
- Cung ngang vòm khẩu cái.
3. Người bệnh
Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim cephalometry, Phim Panorama.
- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.
- Mẫu hàm thạch cao.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.
3. Các bước thực hiện
3.1. Lần khám thứ nhất chuẩn bị cho đặt band:
Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn thứ nhất hàm trên .
3.2. Lần khám thứ hai:
- Thử và đặt các band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên. Nếu dùng khí cụ TPA tháo lắp thì mặt trong của band phải có rãnh để lắp khí cụ TPA.
- Lấy dấu hàm trên bằng vật liệu lấy dấu thông thường.
- Gỡ các band và đặt các band vào phần lấy dấu hàm trên.
- Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.
- Trường hợp dùng khí cụ TPA gắn chặt:
- Gỡ mẫu, thiết kế trên mẫu thạch cao và ghi hướng dẫn trên phiếu để chuyển Labo làm khí cụ TPA.
- Làm khí cụ TPA tại Labo.
3.3. Lần khám thứ 3:
- Kiểm tra khí cụ TPA trước khi lắp trên người bệnh: Nếu dùng khí cụ TPA gắn chặt, kiểm tra chất lượng mối hàn nối giữa cung dây thép và mặt trong band răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và phần lúp phía trước ngang qua vòm miệng. Nếu dùng khí cụ TPA tháo lắp, chọn và thử trên mẫu hàm thạch cao.
- Lắp khí cụ TPA trên người bệnh:
+ Thử độ khít sát của khí cụ trên miệng người bệnh.
+ Làm sạch, cách ly, thổi khô các răng hàm lớn thứ nhất hàm trên .
+ Dùng vật liệu xi măng gắn khí cụ TPA.
3.4. Các lần hẹn tiếp theo: Kiểm tra cung TPA kết hợp với các thủ thuật điều trị nắn chỉnh răng.
Tai biến và xử trí
Trong quá trình điều trị: Sang thương niêm mạc miệng do đứt gãy khí cụ, hoặc do phần lúp omega ép vào niêm mạc vòm miệng: thay cung TPA khác và điều trị sang thương niêm mạc miệng.