Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
NẮN CHỈNH RĂNG MỌC NGẦM
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
- Là kỹ thuật điều trị các răng đã đến tuổi mọc nhưng còn ngầm trong xương. Khi chân răng đã hình thành được 2/3 mà răng vẫn chưa mọc thì được coi là răng ngầm
- Răng mọc ngầm có thể do các nguyên nhân sau:
+ Có yếu tố cản trở răng mọc như u răng, nang răng, lợi xơ dày...
+ Không có chỗ cho răng mọc lên...
Chỉ định điều trị
Các răng ngầm trong xương
Chống chỉ định
- Các răng ngầm dị dạng
- Các răng ngầm mọc theo hướng không thuận lợi như mọc ngược, trục răng theo hướng ngang...
- Bệnh toàn thân đang tiến triển.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.
- Trợ thủ
2. Phương tiện
- Ghế nha khoa
- Bộ khám
- Dụng cụ và vật liệu nắn chỉnh răng cố định: mắc cài, band, dây cung...
3. Người bệnh
Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định
- Các phim Xquanguang: Conbeam, Cephalo, Panorama...
- Mẫu hàm, ảnh chụp.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Các bước kỹ thuật
3.1. Bước1: Nắn chỉnh làm đều và sắp thẳng các răng trên cung hàm:
- Gắn mắc cài trên tất cả các răng vĩnh viễn, và band trên răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai.
- Làm đều và sắp thẳng các răng trên cung hàm bằng dây Niti tiết diện tròn, vuông, chữ nhật.
3.2. Bước 2: Tạo khoảng trên cung răng cho răng ngầm mọc:
- Đi dây thép chữ nhật kích thước 0.016 X 0.022 inch .
- Tạo khoảng cho răng ngầm mọc bằng lò xo đẩy.
- Tăng chiều rộng khoảng cho răng ngầm mọc: Lò xo được thay dần cho đến khi kích thước vùng được tạo khoảng lớn hơn kích thước của răng ngầm 2mm
3.3. Bước 3: Phẫu thuật bộc lộ răng ngầm và gắn mắc cài hoặc button
- Phẫu thuật bộc lộ thân răng ngầm.
- Tạo kết nối với răng ngầm:
+ Gắn mắc cài hoặc button vào thân răng ngầm, xoắn chỉ thép quanh mắc cài và để đầu chỉ thép lộ ra phía ngoài vạt lợi.
+ Trường hợp đặc biệt, có thể dùng mũi khoan tạo lỗ gần rìa cắn thân răng ngầm, buộc chỉ thép xuyên qua lỗ trên thân răng và để đầu chỉ thép lộ ra phía ngoài vạt lợi.
3.4. Bước 4: Di chuyển răng ngầm về cung răng
- Dùng chun tạo lực một đầu kết nối vào răng ngầm qua chỉ thép, một đầu kết nối vào dây cung.
Lưu ý: Hướng buộc chun tùy thuộc vào hướng mọc của răng ngầm, sao cho răng ngầm được di chuyển hướng vào vùng đã tạo khoảng.
- Gắn lại mắc cài đúng vị trí, khi thân răng đã được lộ,
- Đưa thân răng ngầm về vị trí chạm mặt phẳng cắn bằng cách sử dụng kỹ thuật hai dây:
+ Dây NiTi tròn, kích thước nhỏ 0.012 hoặc 0.014 để tiếp tục dịch chuyển răng
+ Dây SS kích thước lớn, tiết diện chữ nhật đi qua các răng còn lại để cố định các răng trên cung hàm và giữ khoảng.
+ Dùng một dây cung thay thế hai dây khi răng đã tiến về sát cung hàm:
+ Đi dây NiTi qua toàn bộ hàm răng,
+ Thay dần dây từ tiết diện nhỏ đến lớn để làm đều răng ngầm đã được kéo ra.
3.5. Bước 5: Điều trị duy trì
- Dùng dây thép chữ nhật cố định cung răng, thường trong thời gian 5-7 tháng.
3.6. Bước 6: Kết thúc điều trị
- Tháo dây cung, mắc cài, band.
- Làm sạch bề mặt thân răng.
Tai biến và xử trí
Tiêu chân răng các răng bên cạnh do sang chấn: điều chỉnh hướng kéo cho phù hợp.