Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
NẮN CHỈNH MŨI-CUNG HÀM TRƯỚC PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI -VÒM MIỆNG GIAI ĐOẠN SỚM
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
- Là kỹ thuật được thực hiện ngay sau khi trẻ sinh và duy trì tới khi làm phẫu thuật môi thì đầu nhằm mục đích:
+ Để trẻ bú dễ dàng
+ Làm hẹp khe hở cung hàm, giúp phẫu thuật đóng khe hở được dễ dàng.
+ Kéo dài trụ mũi, giảm độ rộng và tăng độ nhô đỉnh mũi, thu hẹp chân cánh mũi, tạo sự cân xứng của lỗ mũi 2 bên.
Chỉ định điều trị
- Người bệnh có khe hở môi-vòm miệng toàn bộ 1 bên hoặc 2 bên với khe hở cung hàm rộng dưới 5mm.
- Người bệnh có khe hở cung hàm rộng trên 5mm nhưng đến muộn sau 2 tháng tuổi
Chống chỉ định
Có tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về nắn chỉnh răng.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
- Ghế nha khoa
- Bộ khám
- Bộ dụng cụ và vật liệu lấy dấu Alginate hoặc Silicon
- Bộ kìm bẻ dây ( kìm 3 chấu, kìm cắt dây, kìm bẻ loop) và bút đánh dấu
- Tăm bông làm sạch miệng trước và sau khi lấy dấu
- Băng dính dán vào da
- Vật liệu bảo vệ da: dạng miếng băng mỏng hoặc dung dịch
- Chun tác động
- Nhựa tự cứng acrylic loại thường và loại mềm,
- Kéo.
3. Người bệnh
Bố mẹ hoặc người giám hộ Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Ảnh chụp ngoài mặt, trong miệng.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị
3. Các bước thực hiện kỹ thuật
3.1. Lần hẹn thứ nhất:
- Lấy dấu:
+ Trẻ được bế ngồi nghiêng khoảng 45o
+ Chọn thìa lấy dấu phù hợp
+ Dùng tăm bông làm sạch miệng người bệnh
+ Lấy dấu
+ Dùng gương trong miệng ấn lưỡi để duy trì đường thở trong suốt quá trình lấy dấu
+ Gỡ thìa, lấy dấu ra khỏi miệng người bệnh
+ Dùng tăm bông lấy sạch hoàn toàn chất lấy dấu còn dính trong miệng.
- Đổ mẫu bằng thạch cao cứng
- Thiết kế hàm nắn chỉnh trên mẫu
- Gửi mẫu làm hàm nắn chỉnh tại labo.
3.2. Lần hẹn thứ 2:
-Thử và sửa hàm:
+ Thử hàm trên miệng người bệnh
+ Mài bớt phần nhựa bên trong nền hàm ở vùng sống hàm và mấu tiền hàm
- Đệm hàm:
+ Trộn vật liệu đệm: trộn chất nền và chất xúc tác để làm vật liệu đệm.
+ Đặt phần vật liệu đã trộn vào hàm nắn chỉnh tương ứng vùng sống hàm 2 bên khe hở (đối với khe hở toàn bộ 2 bên thì lót thêm vào vùng mấu tiền hàm phía trước)
+ Đặt hàm nắn vào miệng người bệnh sao cho sát khít
+ Giữ hàm nắn cho đến khi vật liệu đệm chuyển trạng thái.
+ Gỡ hàm nắn chỉnh ra khỏi miệng
+ Dùng kéo cắt bỏ phần vật liệu đệm thừa
+ Đặt lại hàm vào miệng cho nhựa trùng hợp thêm
+ Nhúng hàm vào nước nóng (khoảng 70 độ C) để vật liệu đệm trùng hợp hoàn toàn
- Tạo nên phần nắn chỉnh mũi: bẻ dây sao cho phù hợp với kích thước người bệnh và thêm nhựa tự cứng vào đầu dây ở phía mũi để tạo nên phần tác động
- Tạo nên phần lưu giữ hàm bằng cách thêm nhựa tự cứng vào dây thép đã được làm sẵn ở labo
- Đánh bóng hàm
- Lắp hàm
- Cố định hàm vào má người bệnh:
+ Đặt lớp bảo vệ vào vùng sẽ dán băng dính ở 2 bên má
+ Đặt chun tác động lực và băng dính vào hàm nắn chỉnh.
+ Dán băng dính vào 2 bên má để cố định hàm.
+ Đặt phần tác động vào lỗ mũi ở phía trong, sát trụ mũi: tác động theo chiều lên trên và vào trong cho đến khi thấy da ở vùng tác động của cánh mũi bắt đầu chuyển màu trắng.
- Hướng dẫn bố mẹ người bệnh:
+ Cách tháo và lắp hàm
+ Cách cố định hàm
+ Đeo hàm 24h/24h, làm sạch hàm hàng ngày
+ Cho người bệnh bú sữa khi đeo hàm
+ Cách bảo quản hàm
3.3. Các lần hẹn điều trị tiếp theo: thường cách nhau 1-2 tuần/1 lần
- Điều chỉnh hàm nếu cần
- Hướng dẫn người nhà cách chăm sóc bổ xung nếu cần
3.4. Lần hẹn cuối cùng:
- Duy trì việc đeo hàm cho đến khi người bệnh được phẫu thuật môi thì đầu, thường vào lúc 4-6 tháng tuổi, khi trẻ đạt 6kg.
- Tháo hàm và chuyển điều trị phẫu thuật tạo hình khe hở.
Tai biến và xử trí
- Dị ứng da vùng má có dán băng dính: cần dùng vật liệu bảo vệ phù hợp
- Sang thương niêm mạc miệng do lực quá mạnh: điều trị sang thương và điều chỉnh lực phù hợp