Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  QUY TRÌNH GIỮ KHOẢNG BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH L.A

QUY TRÌNH GIỮ KHOẢNG BẰNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH L.A

Quyết định số: 3207/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00

Đại cương

- Giữ khoảng răng là kỹ thuật giữ và duy trì khoảng do các răng hàm sữa thứ 2 hàm trên mất sớm mà các răng vĩnh viễn tương ứng chưa mọc để dự phòng xô lệch răng.

- Khí cụ cố định LA bao gồm 1 cung lưỡi được hàn chặt hoặc có khớp nối với 2 band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới, nhằm hạn chế sự dịch chuyển về phía gần của 2 răng này.

Chỉ định điều trị

Khoảng do mất sớm các răng hàm sữa 1 hoặc 2 bên hàm dưới

Chống chỉ định

- Nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.

- Viêm quanh răng

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

- Bác sỹ răng hàm mặt được đào tạo về Nắn chỉnh răng.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1 Phương tiện và dụng cụ

- Ghế máy răng.

- Bộ khám răng miệng:khay, gương, gắp, thám châm.

- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.

- Bộ dụng cụ nắn chỉnh răng cố định (kìm tháo band và cây ấn band)…

2.2 Vật liệu

- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.

- Band.

- Vật liệu gắn band.

- Khí cụ LA

3. Người bệnh

Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim sọ nghiêng cephalometry, Phim Panorama đánh giá tình trạng lệch lạc răng…

- Ảnh chụp ngoài mặt và trong miệng.

- Mẫu hàm thạch cao.

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị

3. Các bước thực hiện kỹ thuật

3.1. Lần khám thứ nhất chuẩn bị cho đặt band:

Đặt chun tách khe phía gần, phía xa răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

3.2. Lần khám thứ hai:

- Chọn band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới phù hợp với kích thước răng trên mẫu hàm thạch cao.

- Thử các band trên miệng người bệnh, đảm bảo band sát khít với răng.

- Đặt band vào các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới .

- Lấy dấu hàm dưới bằng vật liệu lấy dấu thông thường.

- Gỡ band và đặt band vào phần lấy dấu hàm dưới.

- Đổ mẫu bằng vật liệu thạch cao đá.

- Gỡ mẫu, vẽ thiết kế trên mẫu thạch cao và ghi hướng dẫn trên phiếu để chuyển đến Labo làm khí cụ LA.

3.3. Lần khám thứ 3:

- Kiểm tra khí cụ LA trước khi lắp trên người bệnh: kiểm tra chất lượng mối hàn nối giữa cung dây thép và mặt trong band răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới

- Lắp khí cụ LA trên người bệnh:

+ Thử độ khít sát của khí cụ trên miệng người bệnh.

+ Làm sạch, cách ly, thổi khô các răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.

+ Dùng vật liệu xi măng gắn khí cụ LA.

Tai biến và xử trí

Trong quá trình điều trị

Sang thương niêm mạc vòm miệng do đứt gãy khí cụ: thay khí cụ LA khác và điều trị sang thương niêm mạc miệng.