Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
NẮN CHỈNH MẤT CÂN XỨNG HÀM CHIỀU TRƯỚC SAU BẰNG KHÍ CỤ THÁO LẮP
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Là kỹ thuật điều trị sai khớp cắn loại II xương do lùi hàm dưới có sử dụng khí cụ tháo lắp, tạo lập khớp cắn loại I bằng đưa hàm dưới ra trước .
Chỉ định điều trị
Sai khớp cắn loại II xương do lùi hàm dưới .
Chống chỉ định
- Người bệnh ở giai đoạn hết thời kỳ tăng trưởng.
- Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ răng hàm mặt đã được đào tạo về Nắn chỉnh răng.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy răng.
- Bộ khám răng miệng: khay, gương, gắp, thám châm.
- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.
- Kìm mỏ chim….
2.2 Vật liệu
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Sáp lá.
- Giấy cắn.
- Bút chì vẽ mẫu….
3. Người bệnh
Người bệnh và/ hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và răng cần điều trị.
3. Các bước thực hiện kỹ thuật
3.1. Thiết kế khí cụ.
- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.
- Đổ mẫu 2 hàm bằng thạch cao cứng.
- Lấy khớp sáp ghi tương quan hai hàm khi người bệnh đưa hàm dưới ra trước đạt được tương quan răng nanh là loại I.
- Thiết kế khí cụ tháo lắp trên mẫu:
+ Hàm Monoblock, hoặc hàm Bionator, hoặc hàm Twinblock.
+ Đặt ốc nong ở phần giữa nền hàm trên nếu hàm hẹp.
+ Móc Adams và cung ngoài cho hàm Monoblock hoặc hàm Bionator.
3.2 Làm khí cụ
- Thực hiện tại Labo theo thiết kế.
3.3 Lắp hàm trên miệng
- Kiểm tra khí cụ tháo lắp.
- Thử và đặt khí cụ trên miệng.
- Chỉnh sửa khí cụ tháo lắp cho phù hợp.
- Lắp khí cụ trên miệng.
- Hướng dẫn người bệnh và/ hoặc người giám hộ cách sử dụng:
+ Tháo và đeo khí cụ.
+ Vệ sinh và bảo quản.
+ Chỉnh ốc nong hàm nếu có.
+ Thời gian đeo.
3.4 Các lần điều trị tiếp theo.
Hẹn người bệnh tái khám hàng tháng:
- Kiểm tra đánh giá tình trạng răng.
- Kiểm tra tình trạng tương quan hai hàm theo chiều trước sau và theo chiều ngang.
- Tác động khí cụ:
+ Nong hàm,
+ Chỉnh dây cung.
+ Mài chỉnh phần nhựa của khí cụ….
3.5 Điều trị duy trì
- Ngừng tác động lực và điều trị duy trì khi tương quan 2 hàm đã đạt mục tiêu điều trị bao gồm:
+ Khớp cắn răng nanh loại I.
+ Tương quan theo chiều ngang có múi ngoài răng hàm hàm trên trùm ra ngoài răng hàm hàm dưới. Thời gian duy trì 9-12 tháng.
3.6. Kết thúc điều trị:
- Kết thúc điều trị duy trì khi tương quan 2 hàm đã ổn định.
- Tháo bỏ khí cụ điều trị và chuyển điều trị giai đoạn tiếp theo.
Tai biến và xử trí
1. Trong quá trình điều trị
- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương và chỉnh sửa hoặc làm lại khí cụ nếu cần.
- Rối loạn đau khớp thái dương hàm: Điều trị khớp thái dương hàm và tạm ngừng đeo khí cụ, chỉnh sửa hoặc làm lại hàm khác.
2. Sau điều trị
Rối loạn đau khớp thái dương hàm: Điều trị khớp thái dương hàm.