Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
LÀM LÚN RĂNG CỬA HÀM DƯỚI SỬ DỤNG KHÍ CỤ THÁO LẮP TẤM CẮN (BITE PLATE) HOẶC MẶT PHẲNG CẮN PHÍA TRƯỚC (ANTERIOR BITE PLANE)
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
- Đây là kỹ thuật trong điều trị nắn chỉnh răng nhằm làm lún các răng cửa hàm dưới.
- Để làm lún các răng cửa hàm dưới có nhiều loại khí cụ, trong bài này chúng tôi giới thiệu kỹ thuật sử dụng khí cụ tháo lắp tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn phía trước
Chỉ định điều trị
- Độ cắn trùm lớn , đặc biệt trường hợp răng cửa giữa HT ngả trước nhiều (góc răng cửa HT với mặt phẳng HT nhỏ hơn 70 độ)
Chống chỉ định
- Tất cả các trường hợp khác
- Người bệnh không hợp tác.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm…
- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: kìm mỏ chim, …
- Các vật liệu nắn chỉnh răng:
+ Chất lấy dấu và thạch cao
+ Sáp lá…
3. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định
- Phim Panorama và Cephalomatric.
4. Người bệnh
Người bệnh (hoặc phụ huynh) đã được giải thích về kế hoạch điều trị.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Các bước tiến hành
3.1. Lần hẹn thứ nhất:
- Lấy dấu răng
- Lấy dấu sáp cắn độ dầy cho mặt phẳng cắn.
- Đổ mẫu hàm bằng thạch cao ( thạch cao cứng là tốt nhất).
- Vẽ thiết kế tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn trên mẫu
- Gửi mẫu có sáp cắn tới xưởng để sản xuất tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn (có thể là một thành phần của khí cụ tháo lắp bao gồm cung môi, dây cung mặt lưỡi, móc Adam…)
3.2. Lần hẹn thứ hai:
-Kiểm tra khí cụ tháo lắp trên mẫu, chỉnh sửa nếu cần thiết ( kiểm tra gờ sắc, các thành phần của khí cụ, mặt phẳng cắn- độ dầy, vị trí…)
- Đeo khí cụ tháo lắp có tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn cho BN. Kiểm tra độ sát khít của các thành phần khí cụ đặc biệt là mặt phẳng cắn.
- Hướng dẫn BN cách đeo và bảo quản khí cụ :
+ Thời gian đeo ít nhất 12h/ ngày đeo liên tục
+ BN phải cắn mạnh sao cho tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn phải thấy được vết răng.
* Chú ý:
- Sau khi đeo khí cụ tháo lắp,các răng hàm phía sau phải mở khớp ( không tiếp xúc cắn)
- Ngoài kết quả làm lún các răng cửa HD,tấm cắn còn đồng thời làm lún các răng cửa HT và làm trồi các răng hàm lớn và hàm nhỏ, làm ngả môi các răng cửa HT.
3.3. Các lần điều trị tiếp theo (thường cách nhau 2-3 tuần)
- Kiểm tra mức độ lún của răng
- Kiểm tra tấm cắn hoặc mặt phẳng cắn
3.4. Kết thúc điều trị
- Đánh giá tình trạng các răng: Dừng làm lún răng khi răng đạt vị trí mong muốn.
- Lưu giữ kết quả 4-6 tháng.
- Chuyển giai đoạn điều trị nắn chỉnh răng tiếp theo nếu cần.
Tai biến và xử trí
- Lung lay quá mức (độ 3, 4) răng cửa đang làm lún: điều chỉnh lại lực nhẹ hoặc tạm ngừng làm lún răng chờ tổ chức quanh răng phục hồi, răng hết lung lay độ 3-4.
- Sang thương niêm mạc lợi miệng do gãy khí cụ:
+ Tháo khí cụ
+ Điều trị sang thương.