Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
KỸ THUẬT MÀI CHỈNH KHỚP CẮN
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Là kỹ thuật điều trị loại bỏ các điểm chạm sớm và các điểm cản trở khớp cắn để điều trị và dự phòng lệch lạc khớp cắn, các bệnh về răng, quanh răng và khớp thái dương hàm.
Chỉ định điều trị
- Sai lệch cắn khít trung tâm do có điểm chạm sớm.
- Sai lệch cắn khít trung tâm do cản trở cắn ở hàm răng sữa, hỗn hợp hoặc vĩnh viễn
Chống chỉ định
Có tình trạng nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1 Phương tiện và dụng cụ
- Ghế máy răng.
- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm.
- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng.
- Bộ dụng cụ lấy dấu, đổ mẫu.
- Bộ càng nhai, cung mặt.
- Bút đánh dấu da….
2.2 Vật liệu
- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.
- Sáp lá hồng, sáp nhôm hoặc silicone đặc
- Giấy thử cắn độ dày 40µm màu đỏ và màu xanh….
3. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định
- Phim Panorama và Cephalometric.
4. Người bệnh
Người bệnh và/hoặc người giám hộ Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Các bước tiến hành
3.1. Chuẩn bị các mẫu hàm.
- Lấy dấu 2 hàm bằng vật liệu thích hợp.
- Đổ mẫu bằng thạch cao siêu cứng.
- Lấy tương quan hàm trên bằng cung mặt
- Ghi tương quan hai hàm ở tương quan tâm
3.2 Xác định mức độ mài chỉnh các mẫu trên càng nhai.
- Vào mẫu trên càng nhai dựa trên các tương quan đã lấy.
- Xác định các điểm cản trở cắn, điểm chạm sớm trên càng nhai.
- Đánh dấu các điểm chạm sớm.
- Dùng mũi khoan mài chỉnh các điểm chạm sớm trên mẫu thạch cao.
- Đánh dấu các vị trí đã mài chỉnh.
3.3. Mài chỉnh các điểm chạm sớm trên miệng.
- Đối chiếu và đánh dấu các điểm cần mài trên răng theo mẫu.
- Dùng mũi khoan kim cương mài chỉnh các điểm chạm sớm đã đánh dấu.
- Hướng dẫn người bệnh cắn khít ở vị trí trung tâm, kiểm tra tình trạng cản trở và chỉnh sửa tiếp nếu cần.
- Kiểm tra lại chức năng khớp cắn động:
Hướng dẫn người bệnh chuyển động hàm dưới các hướng và chỉnh sửa nếu cần.
- Chống ê buốt các răng mài chỉnh.
- Hướng dẫn người bệnh:
+ Cách ăn nhai đều 2 bên.
+ Loại bỏ thói quen xấu nếu có.
3.4. Kết thúc điều trị:
- Đánh giá tình trạng khớp cắn, chuyển giai đoạn điều trị nếu cần.
Tai biến và xử trí
- Sang thương niêm mạc miệng: Điều trị sang thương.
- Ê buốt răng: Điều trị ê buốt.