Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
CẮT PHANH NIÊM MẠC ĐỂ LÀM HÀM GIẢ
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Cắt nếp niêm mạc di động để làm hàm giả là kỹ thuật được sử dụng để loại bỏ phần nếp niêm mạc di động gây cản trở bám giữ hoặc mất cân bằng của hàm giả.
Chỉ định điều trị
Sống hàm vùng mất răng có nếp niêm mạc di động gây cản trở bám giữ hoặc mất cân bằng của hàm giả
Chống chỉ định
- Người bệnh có các bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật nhổ răng.
- Người bệnh đang có ổ nhiễm trùng cấp tính trong khoang miệng
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sĩ Răng hàm mặt .
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1. Dụng cụ
- Ghế máy nha khoa
- Bộ dụng cụ tiểu phẫu thuật trong miệng.
2.2. Thuốc
- Thuốc tê.
- Thuốc sát khuẩn.
- Dung dịch bơm rửa.
- Vật liệu cầm máu.
- Bông, gạc vô khuẩn.
3. Người bệnh
Được thăm khám, giải thích và đồng ý thực hiện kỹ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân, tại chỗ và vùng nếp niêm mạc di động cần phẫu thuật.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn
- Gây tê tại chỗ
- Rạch, bóc tách, tạo hình lại phần nếp niêm mạc di động gây cản trở bám giữ hoặc mất cân bằng của hàm giả .
- Khâu phục hồi niêm mạc.
Tai biến và xử trí
1. Trong khi phẫu thuật
Chảy máu: cầm máu.
2. Sau phẫu thuật
- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh và chống viêm.
- Chảy máu: cầm máu