Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ ĐA CHẤN THƯƠNG VÙNG HÀM MẶT CÓ GHÉP VẬT LIỆU THAY THẾ
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Là kỹ thuật điều trị phục hồi, tái tạo các khuyết hổng xương vùng hàm mặt do đa chấn thương bằng ghép vật liệu thay thế.
Vật liệu thay thế có thể là lưới hợp kim, xương đồng loại hoặc dị loại đã được xử lý, nhựa silicon…
Chỉ định điều trị
Khuyết hổng xương vùng hàmmặt do chấn thương.
Chống chỉ định
- Tình trạng toàn thân và tại chỗ không cho phép sử dụng vật liệu thay thế
- Dị ứng với vật liệu thay thế.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ Răng hàm mặt đã được đào tạo về chấn thương chỉnh hình hoặc phẫu thuật hàm mặt.
- Kíp phẫu thuật.
- Kíp gây mê.
2. Phương tiện và dụng cụ
- Bộ phẫu thuật phần mềm.
- Bộ phẫu thuật xương.
- Bộ nẹp vít kết hợp xương.
- Chỉ thép kết hợp xương.
- Kim chỉ khâu các số.
- Vật liệu thay thế.
3. Người bệnh
Người bệnh hoặc/và người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim Xquang đánh giá tổn thương xương
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
Đánh giá toàn thân và tại chỗ người bệnh
3. Thực hiện quy trình
3.1. Sát khuẩn.
3.2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3.3. Chuẩn bị nơi nhận vật liệu ghép:
- Làm sạch vùng tổn thương với nước muối sinh lý.
- Cắt lọc mép da vùng tổn thương và mô mềm bị dập nát.
- Lấy hết các mảnh xương vụn
- Chỉnh sửa phần xương còn lại bằng dụng cụ thích hợp.
- Kiểm tra và đánh giá vùng khuyết hổng xương:
+ Đánh giá vị trí giải phẫu vùng khuyết hổng
+ Đánh giá kích thước và hình dáng khuyết hổng.
- Cầm máu mô mềm và xương vùng nhận.
- Che phủ vùng đã sửa soạn bằng gạc ẩm với nước muối sinh lý.
3.4. Chuẩn bị vật liệu ghép.
- Lựa chọn vật liệu ghép thay thế theo dự kiến trước.
- Chỉnh sửa vật liệu ghép cho phù hợp với nơi nhận về kích thước và hình dạng
3.5. Đặt vật liệu ghép phục hồi khuyết hổng.
- Đặt vật liệu ghép đã sửa soạn vào vùng khuyết hổng cần phục hồi.
- Cố định vật liệu ghép vào nơi nhận bằng nẹp vít hoặc chỉ thép.
3.6. Khâu phục hồi nơi nhận.
- Cầm máu kỹ.
- Đặt dẫn lưu
- Khâu phục hồi theo các lớp giải phẫu.
- Cố định hai hàm đúng khớp cắn nếu cần.
Tai biến và xử trí
1. Trong phẫu thuật
Chảy máu: Cầm máu.
2. Sau phẫu thuật
- Chảy máu: Cầm máu.
- Tụ máu: Lấy máu tụ.
- Nhiễm trùng: Điều trị kháng sinh toàn thân và chăm sóc vết thương tại chỗ