Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT KHÔNG THIẾU HỔNG TỔ CHỨC

ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT KHÔNG THIẾU HỔNG TỔ CHỨC

Quyết định số: 3207/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00

Đại cương

Là kỹ thuật điều trị phục hồi các tổn thương mô mềm vùng hàm mặt do chấn thương.

Chỉ định điều trị

Vết thương phần mềm hàm mặt

Chống chỉ định

Tình trạng toàn thân không cho phép điều trị

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

- Bác sỹ Răng hàm mặt đã đào tạo về Phẫu thuật hàm mặt.

- Kíp phẫu thuật.

- Kíp gây mê.

2. Phương tiện

2.1. Phương tiện và dụng cụ

- Bộ dụng cụ phẫu thuật phần mềm.

- Bơm, kim tiêm….

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Nước muối sinh lý, dung dịch ôxy già 3 thể tích…

- Kim, chỉ khâu….

3. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án theo quy định.

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh: Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm: Gây tê hoặc gây mê nội khí quản.

3.3 Làm sạch vết thương

- Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý.

- Dùng dụng cụ thích hợp lấy bỏ dị vật nếu có.

3.4 Sửa soạn vết thương

- Cắt lọc tiết kiệm mép vết thương.

- Cắt lọc tiết kiệm các mô dập nát.

- Bơm rửa vết thương.

3.5 Khâu đóng vết thương

- Vết thương đụng dập, xây xát không rách da thì không cần khâu.

- Vết thương rách da và dưới da: khâu đóng 1 lớp.

- Vết thương sâu:

+ Cầm máu.

+ Khâu đóng các lớp theo giải phẫu.

- Vết thương có tổn thương mạch máu, tuyến nước bọt…:

+ Cầm máu.

+ Khâu phục hồi nhu mô tuyến và bao tuyến….

+ Đặt dẫn lưu nếu cần

+ Khâu đóng các lớp theo giải phẫu.

3.6 Băng vết thương

- Phủ 1 lớp mỡ kháng sinh

- Đặt băng vô khuẩn

Tai biến và xử trí

1. Trong quá trình điều trị

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau quá trình điều trị

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tụ máu: Lấy máu tụ.

- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.