Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
PHẪU THUẬT TẠO ĐƯỜNG DẪN TRONG MIỆNG ĐIỀU TRỊ RÕ TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Rò tuyến nước bọt mang tai là tổn thương gặp sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật vùng mang tai làm rách, đứt ống tuyến hoặc tổn thương nhu mô tuyến.
Chỉ định điều trị
Rò tuyến nước bọt mang tai
Chống chỉ định
Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt
- Kíp phẫu thuật
2. Phương tiện
Bộ phẫu thuật phần mềm
3. Người bệnh
Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án theo quy định.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Vô cảm: gây mê nội khí quản.
4. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn vùng phẫu thuật.
- Rạch niêm mạc má tương ứng Răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên.
- Dùng kẹp Kocher luồn qua đường rạch niêm mạc đến chỗ dò nước bọt.
- Luồn 1 ống dẫn lưu theo kẹp Kocher dẫn lưu nước bọt vào khoang miệng.
- Cố định ống dẫn lưu và lưu giữ ống dẫn lưu.
- Đóng đường rò ngoài da
- Rút dẫn lưu sau 1 tháng.
Tai biến và xử trí
1. Trong phẫu thuật
Chảy máu: cầm máu bằng dao điện.
2. Sau phẫu thuật
- Chảy máu: cầm máu.
- Nhiễm trùng: chăm sóc tại chỗ vết mổ và điều trị kháng sinh toàn thân.