Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  PHẪU THUẬT RẠCH DẪN LƯU ÁP XE NÔNG VÙNG HÀM MẶT

PHẪU THUẬT RẠCH DẪN LƯU ÁP XE NÔNG VÙNG HÀM MẶT

Quyết định số: 3207/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00

Đại cương

- Áp xe nông vùng hàm mặt là các ổ mủ khu trú ở các vùng giải phẫu định khu nông vùng hàm mặt như vùng má,cơ cắn,mang tai,dưới hàm,dưới lưỡi,sàn miệng…

- Nguyên nhân của các áp xe nông vùng hàm mặt thường do răng.

Chỉ định điều trị

- Áp xe má

- Áp xe vùng cơ cắn

- Áp xe quanh hàm trong

- Áp xe quanh hàm ngoài

- Áp xe dưới hàm

- Áp xe vùng mang tai

- Áp xe vùng dưới cằm

- Áp xe sàn miệng

- Áp xe vùng thái dương…

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định tuyệt đối

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

- Phẫu thuật viên đã được đào tạo về phẫu thuật Hàm mặt

- Kíp phẫu thuật

2. Phương tiện

Bộ phẫu thuật phần mềm

3. Người bệnh

Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Film Xquang để xác định răng nguyên nhân và tình trạng ổ mủ.

Các bước tiến hành

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê nội khí quản.

4. Thực hiện kỹ thuật

- Rạch da và niêm mạc. Tùy từng trường hợp có thể đi đường trong miệng, ngoài miệng hoặc phối hợp cả hai

+ Đường ngoài miệng: Rạch da theo nguyên tắc dựa trên các mốc giải phẫu, tôn trọng đường thẩm mỹ và đủ rộng để dẫn lưu hết mủ.

+ Đường trong miệng: Rạch niêm mạc dựa trên các mốc giải phẫu, tương ứng với vùng áp xe và đủ rộng để dẫn lưu hết mủ.

- Dẫn lưu mủ:

+ Dùng kẹp đầu tù mở rộng đường rạch vào tới ổ mủ.

+ Dẫn mủ thoát ra ngoài.

+ Dùng dụng cụ thích hợp để kiểm soát ổ mủ.

- Bơm rửa

- Đặt dẫn lưu

- Xử lý răng nguyên nhân nếu có.

- Bơm rửa ngày nhiều lần tùy theo mức độ.

Tai biến và xử trí

1. Trong phẫu thuật

Chảy máu: cầm máu.

2. Sau phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Tắc dẫn lưu: đặt lại dẫn lưu.