Các bài viết liên quan
- KỸ THUẬT LÀM DÀI THÂN RĂNG LÂM SÀNG SỬ DỤNG KHÍ CỤ CỐ ĐỊNH
- NONG RỘNG HÀM BẰNG KHÍ CỤ QUAD HELIX
- VENEER COMPOSITE TRỰC TIẾP
- ĐIỀU TRỊ ÁP-XE QUANH RĂNG CẤP
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ NGANG MẶT
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ VÒM MIỆNG KHÔNG TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT HAI BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ CHÉO MẶT MỘT BÊN
- PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI MỘT BÊN
CHỌC THĂM DÒ U, NANG VÙNG HÀM MẶT
Quyết định số: 3207/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 29/08/2013 12:00
Đại cương
Chọc thăm dò các bệnh lý u, nang vùng hàm mặt là một thủ thuật có thể xác định tình trạng có dịch hay không có dịch giúp chẩn đoán sơ bộ, đồng thời lấy tế bào mô bệnh lý để chẩn đoán về mặt mô học.
Chỉ định điều trị
Các bệnh lý khối u hoặc nang vùng hàm mặt
Chống chỉ định
Không có chỉ định tuyệt đối
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
- Bác sỹ răng hàm mặt.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
- Bơm tiêm: dung tích từ 20ml.
- Kim tiêm: kích thước đảm bảo lấy được dịch hoặc mô bệnh phẩm.
3. Người bệnh
Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
Hồ sơ bệnh án Hồ sơ bệnh án theo quy định.
Các bước tiến hành
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Vô cảm: gây tê tại chỗ.
4. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn vùng phẫu thuật.
- Dùng kim với bơm tiêm, kích thước 18G x 11/2 chọc vào khối u hay nang hút lấy mô bệnh phẩm hoặc dịch trong khối u.
- Rút kim tiêm.
- Băng ép.
- Đánh giá dịch hút ra là: máu, nước vàng chanh hay tổ chức u mủn nát,màu sắc,chất lượng,số lượng dịch,áp lực.
- Cố định bơm tiêm và chuyển bệnh phẩm để xét nghiệm tế bào học.
Tai biến và xử trí
1. Trong phẫu thuật
Chảy máu: cầm máu
2. Sau phẫu thuật
- Chảy máu: Cầm máu
- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân.