Các bài viết liên quan
- CHỤP ẢNH TRÊN KÍNH HIỂN VI KỸ THUẬT SỐ
- CHỤP ẢNH TRÊN KÍNH HIỂN VI KỸ THUẬT SỐ
- XỬ LÝ BỆNH PHẨM SINH THIẾT VÀ CHUẨN ĐOÁN MÔ HỌC
- XÉT NGHIỆM TÌM TẾ BÀO HARGRAVE (Hargrave cell Test)
- XÉT NGHIỆM HỒNG CẦU LƯỚI (Bằng kỹ thuật nhuộm xanh sáng Cresyl)
- XÉT NGHIỆM HỒNG CẦU LƯỚI (bằng máy đếm tế bào tự động)
- TÌM MẢNH VỠ HỒNG CẦU (Red cell fragment Test)
- TÌM HỒNG CẦU CÓ CHẤM ƯA BAZƠ (Basophillic stippling Test)
- ĐẾM SỐ LƯỢNG TIỂU CẦU BẰNG MÁY ĐẾM TỰ ĐỘNG THEO NGUYÊN LÝ TRỞ KHÁNG VÀ LASER; QUAN SÁT ĐỘ TẬP TRUNG TIỂU CẦU TRÊN TIÊU BẢN MÁU NGOẠI VI (Platelet count by automatic machine, observe platelet concentration on blood peripheral)
- XÉT NGHIỆM TẾ BÀO NƯỚC TIẾU (Bằng máy tự động)
XÉT NGHIỆM TẾ BÀO NƯỚC TIẾU(phương pháp thủ công)
Quyết định số: 2017/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 09/06/2014 12:00
Đại cương
Bình thường nước tiểu chỉ có một số tế bào biểu mô và cặn theo biểu hiện
sinh lý của cơ thể. Khi có dấu hiệu bệnh lý ở hệ tiết niệu sẽ có biểu hiện có
nhiều tế bào hoặc tinh thể trong nước tiểu. Xét nghiệm tế bào trong nước tiểu
theo phương pháp thủ công là xác định định tính các tế bào hoặc cặn, tinh thể có
trong nước tiểu. Xét nghiệm này góp phần quan trọng trong công tác chẩn đoán,
theo dõi và điều trị bệnh.
Chỉ định điều trị
Xét nghiệm cơ bản.
Chống chỉ định
Không có chống chỉ định.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
01 Kỹ thuật viên hoặc Cử nhân kỹ thuật y có kiến thức chuyên khoa.
2. Phƣơng tiện- Hóa chất
2.1. Dụng cụ
- Kính hiển vi quang học;
- Khay hạt đậu;
- Lam kính khô sạch;
- Pipette Pasteur;
- Gạc hút;
- Giá cắm ống nước tiểu.
2.2. Hóa chất
Không có
3. Bệnh phẩm
Là mẫu nước tiểu được gửi đến phòng xét nghiệm từ bệnh phòng hoặc lấy
trực tiếp tại nơi khám bệnh.
Bệnh phẩm phải đạt yêu cầu:
- Phù hợp thông tin của giấy xét nghiệm và ống nghiệm.
- Không có dị vật khác trong ống nghiệm.36
- Bệnh phẩm nước tiểu mới bài tiết thường trong và có mầu vàng nhạt do
có sắc tố urobilin, để lắng một thời gian sẽ có mầu vẩn đục do tế bào thượng bì
và chất nhầy muxin tạo nên, ngoài ra còn do một số cặn uric, urat, phosphat.,.
hoặc do protein, do mủ, hoặc mầu đỏ do lẫn máu, mầu nâu do đái nhiều urobilin,
mầu vàng xẫm khi có nhiều bilirubil.
4. Phiếu xét nghiệm
Các bước tiến hành
- Để lắng 1−2 giờ kể từ khi nhận bệnh phẩm từ bệnh phòng. Trường hợp
bệnh phẩm mới lấy, cần làm xét nghiệm ngay → đảo đều bệnh phẩm bằng
Pipette paster →hút 5ml vào ống nghiệm sạch → ly tâm 2000 vòng/phút x 10
phút.
- Đổ phần trên (thao tác đổ dứt khoát), hút một giọt cặn, nhỏ lên phiến kính
(hoặc lắc kỹ phần cặn → đổ trực tiếp từ ống nghiệm vào lam kính và kéo dài
miệng ống nghiệm tạo thành tiêu bản nước dịch) và di đều lên lam kính → chờ
1−2 phút cho bệnh phẩm ổn định → đặt lên kính hiển vi đọc bằng vật kính x10.
- Kiểm tra tối thiểu 10 vi trường theo đường rích rắc để đánh giá trung
cho cả cặn và tế bào.
Tai biến và xử trí
Trong xét nghiệm này, ngoài các tiêu chí nhận định kết quả của các loại tế
bào thì việc nhận định kết quả các loại cặn, tinh thể có mặt trên các vi trường
quan sát cũng rất quan trọng. Vì vậy, kinh nghiệm của người làm kỹ thuật góp
phần tích cực đến kết quả xét nghiệm. Các ảnh hưởng không tốt tới kết quả xét
nghiệm được ghi nhận thường gặp ở các trường hợp:
- Bệnh phẩm để quá lâu mới mang tới phòng xét nghiệm (>3 giờ) và khi
đó thường có biểu hiện nhiễm khuẩn.
- Sự trung thực của người lấy mẫu (có thể lẫn nước hoặc nguyên nước khi
không muốn đi tiểu).
- Kỹ năng, kinh nghiệm của nhân viên thực hiện xét nghiệm.