Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  CHỌC TỦY SỐNG LẤY DỊCH NÃO TỦY XÉT NGHIỆM

CHỌC TỦY SỐNG LẤY DỊCH NÃO TỦY XÉT NGHIỆM

Quyết định số: 2017/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 09/06/2014 12:00

Đại cương

Là phương pháp đưa kim vào khoang dưới nhện vùng thắt lưng để lấy
dịch não tủy. 
 

Chỉ định điều trị

1. Các bệnh nhiễm khuẩn
- Viêm màng não
- Viêm não
- Áp xe não
2 Các bệnh viêm không do nhiễm khuẩn
- Xơ hệ thống.
- Guillain - Barré.
- Bệnh Luput ban đỏ hệ thống.
3. Các bệnh ung thƣ
- Lơxêmi cấp dòng Tủy, dòng Lympho và U lympho có thâm nhiễm thần
kinh trung ương.
- Các bệnh ung thư có thâm nhiễm não và màng não.
- U não. 
 

Chống chỉ định

- Tăng áp lực nội sọ quá cao do khối u choán chỗ hoặc do tắc hệ thống
dẫn lưu của não thất.
- Chấn thương tủy hoặc chèn ép tủy.
- Nhiễm trùng tại chỗ vị trí chọc dò.
- Bệnh lý giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu.
- Suy hô hấp, suy tuần hoàn nặng. 
 

Chuẩn bị

1. Người thực hiện
- Bác sĩ
- Điều dưỡng phụ (nếu bệnh nhi thì cần thêm 1 điều dưỡng)
2. Phương tiện, dụng cụ
- Kim chọc dò kích cỡ 22G hoặc 20G, với trẻ em thì sử dụng kim ngắn
hơn.
- Bơm tiêm
- Thuốc gây tê.
- Dung dịch sát khuẩn Povidone Iodine 10% (Betadine)
- Khăn vô khuẩn.
- Ống nghiệm (4 ống).
3. Người bệnh
Được giải thích kỹ về mục đích làm thủ thuật, người thực hiện:, nơi và
thời gian thực hiện. Người bệnh được dặn không ăn uống gì và đại tiểu tiện
trước khi và sau khi thực hiện thủ thuật.
4. Phiếu xét nghiệm
- Sinh hóa nước dịch.
- Tế bào nước dịch.
- Nuối cấy vi khuẩn.
- Các xét nghiệm đặc thù chuyên khoa khác (BK, PCR lao, tìm nấm,
virus...) 
 

Các bước tiến hành

1. Tư thế người bệnh
Người bệnh ngồi hoặc nằm cong lưng về phía thầy thuốc, cúi gập đầu về
phía ngực, co hai đùi và cẳng chân về phía bụng. Với trẻ em thì cần một điều
dưỡng một tay giữ gáy một tay giữ khoeo chân chân để tránh phản ứng bất
thường.
2. Xác định mốc.
Đường nối hai mào chậu của người bệnh sẽ đi qua thân đốt sống L4, vị trí
chọc thường ở giữa L3-L4 hoặc cao hơn L2-L3.
3. Sát trùng và gây tê.
Bác sĩ tiến hành thủ thuật đi găng vô khuẩn, sát trùng vị trí chọc từ trong
ra ngoài. Trải khăn vô khuẩn. Điều dưỡng đưa bơm tiêm có thuốc gây tê để thủ
thuật viên gây tê cho người bệnh.
4. Tiến hành chọc dò.
Chọc kim chính giữa cột sống tại vị trí khe giữa hai đốt sống một góc
chếch 150, đưa kim qua da, tổ chức dưới da, các dây chằng cột sống, khoang
ngoài màng cứng, màng cứng rồi vào khoang dưới nhện. Kéo nòng kim để dịch
chảy ra.
Nếu không thấy dịch phải rút kim ra và điều chỉnh lại.
5. Điều dưỡng viên đưa áp kế cho thủ thuật viên đo áp lực dịch não tủy.
Tiếp đó lần lượt hứng dịch não tủy vào từng ống xét nghiệm.
6. Thủ thuật viên rút kim chọc dò, điều dưỡng phụ đặt gạc lên vùng lưng
vừa chọc và dán băng giữ bên ngoài.
7. Người bệnh nằm sấp hoặc nằm nghiêng sau chọc dò. Theo dõi toàn
trạng người bệnh.
8. Thủ thuật viên ghi kết quả việc chọc dò vào hồ sơ bệnh án. Điều dưỡng
kiểm tra họ tên người bệnh trên ống và giấy xét nghiệm, ghi chép vào phiếu
chăm sóc người bệnh. 
 

Tai biến và xử trí

1. Tư thế người bệnh
Người bệnh ngồi hoặc nằm cong lưng về phía thầy thuốc, cúi gập đầu về
phía ngực, co hai đùi và cẳng chân về phía bụng. Với trẻ em thì cần một điều
dưỡng một tay giữ gáy một tay giữ khoeo chân chân để tránh phản ứng bất
thường.
2. Xác định mốc.
Đường nối hai mào chậu của người bệnh sẽ đi qua thân đốt sống L4, vị trí
chọc thường ở giữa L3-L4 hoặc cao hơn L2-L3.
3. Sát trùng và gây tê.
Bác sĩ tiến hành thủ thuật đi găng vô khuẩn, sát trùng vị trí chọc từ trong
ra ngoài. Trải khăn vô khuẩn. Điều dưỡng đưa bơm tiêm có thuốc gây tê để thủ
thuật viên gây tê cho người bệnh.
4. Tiến hành chọc dò.
Chọc kim chính giữa cột sống tại vị trí khe giữa hai đốt sống một góc
chếch 150, đưa kim qua da, tổ chức dưới da, các dây chằng cột sống, khoang
ngoài màng cứng, màng cứng rồi vào khoang dưới nhện. Kéo nòng kim để dịch
chảy ra.
Nếu không thấy dịch phải rút kim ra và điều chỉnh lại.
5. Điều dưỡng viên đưa áp kế cho thủ thuật viên đo áp lực dịch não tủy.
Tiếp đó lần lượt hứng dịch não tủy vào từng ống xét nghiệm.
6. Thủ thuật viên rút kim chọc dò, điều dưỡng phụ đặt gạc lên vùng lưng
vừa chọc và dán băng giữ bên ngoài.
7. Người bệnh nằm sấp hoặc nằm nghiêng sau chọc dò. Theo dõi toàn
trạng người bệnh.
8. Thủ thuật viên ghi kết quả việc chọc dò vào hồ sơ bệnh án. Điều dưỡng
kiểm tra họ tên người bệnh trên ống và giấy xét nghiệm, ghi chép vào phiếu
chăm sóc người bệnh. 
 

Tài liệu tham khảo

1. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật bệnh viện, tập 1, Nhà xuất bản y học, 1999,
tr 61-63.