Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG NGUYÊN CHẤT ỨC CHẾ HOẠT HÓA PLASMINOGEN 1 (Plasminogen Activator Inhibitor type 1 Antigen: PAI -1 Antigen)

ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG NGUYÊN CHẤT ỨC CHẾ HOẠT HÓA PLASMINOGEN 1 (Plasminogen Activator Inhibitor type 1 Antigen: PAI -1 Antigen)

Quyết định số: 2017/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 09/06/2014 12:00

Đại cương

Các chất hoạt hóa plasminogen đóng vai trò trung tâm trong điều hòa hệ

thống tiêu sợi huyết, được kiểm soát bởi các chất ức chế hoạt hóa plasminogen

(plasminogen Activator Inhibitor: PAI). PAI -1 là chất ức chế sinh lý chính của tPA (tisue type plasminogen activator) có trong huyết tương. Kháng nguyên PAI -

1 được định lượng bằng phương pháp ELISA (Enzyme-linked immunosorbent

assay).

Chỉ định điều trị

Tất cả những trường hợp nghi ngờ tăng hoặc giảm PAI - 1.

Chống chỉ định

Không có chống chỉ định.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

01 kỹ thuật viên; 01 bác sĩ xét nghiệm Huyết học.

2. Phương tiện, hóa chất

- Tủ lạnh đựng hóa chất sinh phẩm;

- Máy ly tâm;

- Hệ thống ELISA;

- Bơm tiêm nhựa lấy máu;

- Bông cồn sát trùng, dây garo;

- Ống nghiệm plastic có chống đông citrat natri 3,2% hoặc 3,8%;

- Pipette 100µl, 1.000 µl;

- Sinh phẩm định lượng kháng nguyên PAI - 1 thương mại;

3. Người bệnh

Không cần chuẩn bị gì đặc biệt.

4. Hồ sơ bệnh án

Chỉ định xét nghiệm được ghi rõ trong bệnh án; Giấy chỉ định xét nghiệm

ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn

đoán…

Các bước tiến hành

- Garo, sát trùng, lấy khoảng 2ml máu tĩnh mạch;

- Trộn đều máu với chất chống đông citrate natri 3,2% hoặc 3,8% theo tỷ

lệ: 1 thể tích chống đông trộn với 9 thể tích máu;

- Ly tâm mạnh để thu huyết tương nghèo tiểu cầu;

- Chuẩn bị đầy đủ hóa chất sinh phẩm thương mại định lượng kháng

nguyên PAI -1;

- Tiến hành định lượng kháng nguyên PAI - 1 theo các bước được hướng

dẫn.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Bé (1989), “Kỹ thuật đông máu”, Thực hành Huyết học và Truyền

máu, Nhà xuất bản Y học năm 2013, tr. 225-350.

2. Mike Laffan, Richard Manning (2010), “Investigation of Hemostasis”,

Practical Haematology, Churchill Livingstone,Tenth edition, pp379-440.

3. Nguyễn Ngọc Minh (1997), Cầm máu và đông máu: Kỹ thuật và ứng dụng

trong lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Hà nội năm 1997.

4. Đỗ Trung Phấn và cộng sự (2013), Kỹ thuật xét nghiệm Huyết học và Truyền

máu ứng dụng trong lâm sàng (tái bản lần thứ 2), Nhà xuất bản Y học năm 2013.

5. Bạch Quốc Tuyên và cs (1978), “Các xét nghiệm đông máu”, Kỹ thuật xét

nghiệm Huyết học và Truyền máu,ĐHY Hà nội, tr.142-179.

6. Wayne L.Chandler, Albert R.Laspada (2005), Handbook of diagnostic

Hemostasis and Thrombosis tests, University of Washington, Third edition

2005.