Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TỰ THÂN

GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TỰ THÂN

Quyết định số: 2017/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 09/06/2014 12:00

Đại cương

Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là phương pháp sử dụng tế bào gốc của
người bệnh ghép lại cho người bệnh. Đây là một phương pháp được xem như
một đợt hóa trị liệu liều cao nhằm mục đích điều trị cho các bệnh máu ác tính
không đáp ứng với các phác đồ đa hóa trị liệu chuẩn hoặc tái phát. Hiệu quả của
ghép tế bào gốc tự thân chủ yếu có được là nhờ đa hóa trị liệu liều cao. Đây là
một biện pháp hỗ trợ hệ thống sinh máu của người bệnh phục hồi nhanh chóng
sau đa hóa trị liệu liều cao để phòng tránh những biến chứng đe dọa tính mạng
người bệnh.
Nguồn tế bào gốc tạo máu có thể là tế bào gốc tuỷ xương hoặc tế bào gốc
máu ngoại vi. Bên cạnh đó có thể sử dụng tế bào gốc máu dây rốn tự thân đã bảo
quản lạnh.
Tiêu chuẩn số lượng tế bào gốc tạo máu đủ để ghép dựa vào số lượng tế
bào CD34+ phải đạt > 3x106/kg cân nặng của người bệnh. 
 

Chỉ định điều trị

Ghép tự thân
- Các bệnh ác tính về máu: Đa u tủy xương, U lympho không Hodgkin,
lơxêmi cấp dòng tủy...
- Các bệnh u bướu: ung thư vú, buồng trứng, phổi, u tế bào mầm…
- Các bệnh tự miễn: ban đỏ rải rác, xơ hoá hệ thống, viêm khớp dạng thấp,
xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch… 
 

Chống chỉ định

- Tuổi trên 65 đối với Đa u tủy xương và trên 60 tuổi đối với U lympho ác
tính không Hodgkin;
- Người bệnh có các bệnh lí về gan, thận, phổi và bệnh tim. 
 

Chuẩn bị

1. Ngƣời thực hiện
Bác sĩ, điều dưỡng và kỹ thuật viên chuyên khoa huyết học - truyền máu.
399
2. Phƣơng tiện
2.1. Buồng bệnh:
- Buồng bệnh có hệ thống lọc không khí áp lực dương;
- Hệ thống nước sinh hoạt trong buồng bệnh đã được lọc vi khuẩn;
- Hệ thống máy gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi;
- Hệ thống máy theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và các khí trong máu, máy
điện tim, máy giúp thở;
2.2. Thuốc:
- Các thuốc đặc trị:
+ Huy động tế bào gốc: dùng các thuốc kích thích tăng trưởng tế bào gốc
tạo máu (G-GSF, GM-CSF).
+ Thuốc điều trị trước ghép: tùy từng bệnh có phác đồ và có các loại
thuốc khác nhau.
+ Thuốc điều kiện hóa cho ghép: tùy theo từng bệnh.
- Các thuốc hỗ trợ khác.
3. Ngƣời bệnh
- Người bệnh đã đạt được lui bệnh hoàn toàn hoặc một phần bằng hoá trị
liệu;
- Người bệnh không mắc bệnh di truyền bẩm sinh, không bị các bệnh tim,
gan, thận;
- Người bệnh và gia đình đồng ý tiến hành ghép tế bào gốc.
4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định của Bộ Y tế. 
 

Các bước tiến hành

Bước 1: Người bệnh được điều trị hóa chất trước ghép theo phác đồ. Đặt
catherter Hiskman vào tĩnh mạch trung tâm.
Bước 2: Chuẩn bị khối tế bào gốc cho ghép
+ Huy động tế bào gốc ở người bệnh: Tiêm thuốc kích bạch cầu G-CSF
đơn thuần với liều 10 µg/kg/ngày hoặc phối hợp Cyclophosphamide (liều
2g/m2, 1 lần) với G-CSF. Đếm số lượng bạch cầu và số lượng tế bào CD34+
400
hàng ngày. Nếu số lượng tế bào CD34+ > 10 tế bào/ml thì tiến hành thu thập tế
bào gốc máu ngoại vi.
+ Thu thập tế bào gốc máu ngoại vi bằng máy tách tế bào trong túi tế bào
gốc. Kết thúc thu gom khi số lượng CD34+ > 3x106/kg cân nặng.
+ Lưu trữ tế bào gốc máu ngoại vi ở nhiệt độ -1960C trong nitơ lỏng hoặc
nhiệt độ 2-80C trong vòng 72 giờ.
Bước 3: Điều kiện hóa trước ghép cho người bệnh: tùy theo từng bệnh, ví dụ:
+ Đa u tủy xương: Melphalan liều 200mg/m2
+ U lympho ác tính không Hodgkin: phác đồ BEAM hoặc LEED.
Bước 4: Truyền khối tế bào gốc và chăm sóc
+ Truyền khối tế bào gốc: truyền vào thời điểm 24h sau khi kết thúc điều
kiện hóa. Nếu là dịch tuỷ xương hoặc tế bào gốc ngoại vi truyền 40 giọt/phút.
Nếu dịch tế bào máu dây rốn thì bơm chậm qua ống thông Hiskman từ 10 - 15
phút.
+ Chăm sóc người nhận ghép: Theo phương pháp chăm sóc toàn diện.
Theo dõi xét nghiệm tổng phân tích máu hàng ngày, các xét nghiệm chức năng
gan, thận 3 ngày/lần.
+ Chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm: Sử dụng kháng sinh phòng ngừa.
+ Truyền chế phẩm máu: truyền khối hồng cầu và khối tiểu cầu gạn tách
từ một người cho khi có chỉ định.
+ Sử dụng thuốc kích bạch cầu (G-GSF, GM-CSF).
+ Kiểm tra tuỷ đồ ngày thứ 30 sau ghép.
Bước 5: Đánh giá người bệnh để ra viện:
- Người bệnh không sốt, không cần dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch;
- Không cần truyền tiểu cầu hay ít hơn 2 tuần/lần;
- Số lượng tuyệt đối bạch cầu trung tính (ANC) > 1G/L. 
 

Tai biến và xử trí

- Trong quá trình truyền tế bào gốc: thường không có tai biến; có thể có
tăng huyết áp cần cho thuốc hạ áp, phản ứng rét run do dị ứng xử trí corticoid...
- Sau ghép: có thể có sốt nhiễm trùng, nhiễm nấm cần điều trị bằng kháng
sinh tĩnh mạch. 
 

Tài liệu tham khảo

1. Jo JC, Kang BW, Jang G, Sym SJ, Lee SS, Koo JE, Kim JW, Kim S, Huh
J, Suh C. BEAC or BEAM high-dose chemotherapy followed by autologous
stem cell transplantation in non-Hodgkin's lymphoma patients: comparative
analysis of efficacy and toxicity. Ann Hematol. 2008 Jan;87(1):43-8
2.Takamatsu H, Munemoto S, Murata R, Terasaki Y, Nakajima K, Nakao
S. Post-transplantation Consolidation and Maintenance Therapy with
lenalidomide for Japanese Patients with Multiple Myeloma. Anticancer
Res. 2013 Dec;33(12):5681-5.
3. McCarthy PL, Hahn T. Strategies for induction, autologous hematopoietic
stem cell transplantation, consolidation, and maintenance fortransplantationeligible multiple myeloma patients. Hematology Am Soc Hematol Educ
Program. ;2013:496-503.
4. Fratino L, Rupolo M, Mazzuccato M, Berretta M, Lleshi A, Tirelli
U, Michieli M. Autologus stem cell transplatation as a care option in elderly
patients. A review. Anticancer Agents Med Chem. 2013 Nov;13(9):1419-29.