Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  LẤY BỎ SỤN VIÊM HOẠI TỬ TRONG BỎNG VÀNH TAI

LẤY BỎ SỤN VIÊM HOẠI TỬ TRONG BỎNG VÀNH TAI

Quyết định số: 635/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 28/02/2013 12:00

Đại cương

Viêm hoại tử sụn vành tai là một biến chứng hay gặp trong bỏng vành tai. Khi sụn vành tai đã bị viêm hoạitử cần phải lấy bỏ. Việc tạo hình vành tai sẽ được tiến hành sau.

Chỉ định điều trị

Viêm hoại tử sụn tai trong bỏng vành tai điều trị bảo tồn không có kết quả.

 

Chống chỉ định

Viêm sụn tai chưa có hoại tử sụn.

Chuẩn bị

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa bỏng, bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa tai mũi họng, Kỹ thuật viên trong kíp phẫu thuật.

Kíp vô cảm: bác sỹ gây mê, kỹ thuật viên gây mê, 1 điều dưỡng hữu trùng, 1 điều dưỡng vô trùng

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ tiểu phẫu- trung phẫu.

- Bông băng, khăn mổ, gạc vô khuẩn.

- Thuốc tê,thuốc mê.

- Nước oxy già, dung dịch betadin 10%

- Dung dịch NaCl 0,9%

3. Người bệnh

- Chuẩn bị tư tưởng cho người bệnh, là bệnh nhi thì giải thích cho người chămnuôi biết sự cần thiết, tính chất cuộc phẫu thuật.

- Hồsơ bệnh án theo qui định.

- Thay băng, đắp gạc vô khuẩn tai bị viêm trước khi đưa lênbàn phẫu thuật.

Các bước tiến hành

1.Vô cảm

- Trẻ em: gây mê.

- Người lớn: tốt nhất gây mê. Có thể gây tê tại chỗ.

2. Kỹ thuật

2.1. Sát khuẩn tai viêm bằng PVP 10%, sát khuẩn xung quanh bằng cồn 70o, trải xăng vô khuẩn

Gây tê tại chỗ bằng lidocain... kết hợp pha dung dịch adrenalin 1/200.000 để hạn chế chảy máu

2.2. Rạch tháo mủ: lấy bỏ phần sụn viêm.

Tiến hành khi viêm sụn vành tai khư trú, không lan toả toàn bộ vành tai

- Rạch da vào ổ viêm, bóc tách mép vết thương bộc lộ sụn viêm

- Dùng thìa nạo mủ, bóc tách và lấy bỏ phần sụn viêm, hoại tử.

- Bơm rửa bằng dung dịch oxy già, Betadin 10%.

- Cầm máu, kiểm tra cầm máu.

- Rắc bột kháng sinh.

- Khâu kép miệng ổ viêm sau khi xử trí.

- Đắpgạc vô khuẩn

- Đắpgạc đệm quanh vành tai băng ép nhẹ nhàng.

- Thay băng hàng ngày

2.3. Phẫu thuật lấy bỏ triệt để sụn viêm khi rạch tháo mủ không có kết quả

- Rạch da theo bờ ngoài vành tai vào ổ viêm.

- Dùng các mối khâu cố định để tách 2 mép da vành tai khỏi phần sụn viêm, hoại tử.

- Lấyhết sụn viêm hoại tử một cách triệt để.

- Cầm máu Kỹ vết mổ.

- Rửa sạch bằng nuớc oxy già, Betadin 10%.

- Chobột kháng sinh

- Đặtdẫn lưu

- Khâu kín hai mép da

- Đắpgạc vô khuẩn

- Đắpgạc đệm quanh vành tai, băng kín nhẹ nhàng

- Sau 24 giờ thay băng, rút dẫn lưu, bổ sung điều trị

Tai biến và xử trí

1. Toàn thân

- Theo dõi biến chứng gây mê nếu có: suy hô hấp, tụt huyết áp, nôn…: truyền dịch, nâng huyết áp, thở oxy, để đầu thấp nghiêng 1 bên, lau sạch đờm dãi…

2. Tại chỗ

- Đaunhiều sau phẫu thuật: cho thuốc giảm đau sau mổ 1- 2 ngày.

- Theo dõi tình trạng chảy máu tại vết mổ:tiến hành cầm máu lại, băng ép nhẹ nhàng.

- Theo dõi các dẫn lưu: hút máu tụ, dịch đọng.

- Nhiễm khuẩn tại chỗ: dẫn lưu dịch đọng, cắt bỏ các mối khâu khi cần. Thay băng vô khuẩn, đắp thuốc kháng khuẩn tại chỗ và kháng sinh toàn thân.

- Lấychưa hết sụn viêm, gây viêm mủ trở lại: phẫu thuật lại lấy sụn triệt để

- Thay băng vô khuẩn hàng ngày, cắt chỉ sau 7-10 ngày, nếu có ghép da vùng cho vạt thì thay băng như quy trình thay băng sau ghép da.