Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  CHẨN ĐOÁN VÀ CẤP CỨU BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP

CHẨN ĐOÁN VÀ CẤP CỨU BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP

Quyết định số: 635/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 28/02/2013 12:00

Toàn văn

I. KHÁI NIỆM

- Bỏng đường hô hấp là một thể bỏng đặc biệt có tỷ lệ tử vong cao. Bỏng đường hô hấp là tình trạng tổn thương niêm mạc đường hô hấp ở các mức độ khác nhau do nhiều tác nhân gây ra. Tác nhân bỏng gây tổn thương trực tiếp cơ quan hô hấp hoặc nạn nhân thở hít phải khói khí nóng và các sản phẩm hóa học hình thành từ các chất bị cháy. Cũng có trường hợp nạn nhân bị sặc bởi nước hoặc thức ăn nóng. Tỷ lệ gặp bỏng đường hô hấp do thở hít các khói khí trong số người bệnh từ 2,5-63% tùy thuộc vào hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng.

- Kết quả điều trị bỏng đường hô hấp, đặc biệt bỏng đường hô hấp dưới khí quản còn rất hạn chế, tỷ lệ tử vong rất cao tới 50%.

II. CHẨN ĐOÁN BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP

Theo hướng dẫn của Hội bỏng Hoa Kỳ (2007), các yếu tố sau đây gợi ý chẩn đoán bỏng đường hô hấp (11 chỉ tiêu) trong đó nội soi hô hấp là tiêu chuẩn vàng quyết định chẩn đoán. (Nếu không có nội soi thì phải có tối thiếu 3/11 dấu hiệu)

1. Hoàn cảnh, tác nhân: bỏng lửa, hơi nóng, trong phòng kín

2. Bỏng vùng mặt.

3. Lông mũi, lông mi, lông mày cháy.

4. Nói khàn

5. Khó thở: thở nhanh, thở rít, huy động cơ hô hấp phụ.

6. Khạc đờm màu bồ hóng, có muội than

7. Hốt hoảng, lo âu, rối loạn định hướng

8. Rối loạn ý thức, hôn mê

9. Hầu họng: phù nề xunghuyết, có nốt phỏng, trợt loét

10. Chỉ số SPO2 < 90%

11. Chỉ số PaO2 < 70%

Biến chứng phổi sau bỏng hô hấp:

- Thường do tổn thương trực tiếp bởi tác nhân bỏng nhiệt, hoá chất, hoặc do hoạt hoá các yếutố gây viêm tại phổi.

- Tổn thương thứ phát do nhiễm khuẩn hoặc viêmphổi

- Viêm phổi do thở máy (ventilator asociated pneumoniae)

- Hội chứng tổn thương phổi cấp (ALI)/Suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)

III. ĐIỀU TRỊ BỎNG ĐƯỜNG HÔ HẤP

Theo phác đồ hướng dẫn điều trị bỏng đường hô hấp của Shriner Burns Hospital - Galveston (Hoa Kỳ- 2005), cần tiến hành các bước sau đây:

- Thở oxy ẩm duy trì SaO2 > 92%

- Tập thở, thở sâu mỗi 2giờ/lần

- Trở mình người bệnh 2 giờ /lần

- Vật lý trị liệu ngực 4 giờ/lần

- Khí dung 3ml N- acetyl cystein 20% 4 giờ /lần trong 7 ngày

- Khí dung 5000 UI Heparin/3ml HTM 0,9%4 giờ /lần x 7 ngày

- Bơm rửa, vệ sinh mũi miệng, hầu họng

- Vận động sớm

- Cấy đờm 3 lần /tuần: 2 – 4- 6

- Đo chức năng phổi khi điều trị, trước khi xuất viện và sau đó

- Giáo dục cho người bệnh/gia đình tập thở, chăm sóc và hiểu về bệnh lý Chiến thuật thông khí nhân tạo trong điều trị bỏng đường hô hấp: Chiến thuật thông khí bảo vệ nhu mô phổi:

- Thông khí Vt thấp: 6ml/kg duy trì P plateaux < 30cmH2O

- Thông khí tần số cao HFO

- Thông khí APRV

- Bilevel

Trao đổi oxy ngoài cơ thể (ECMO: extracorporeal membrance oxygenation): tăng cường oxy cho cơ thể, áp dụng cho bỏng hô hấp rất nặng đe doạ tử vong.

Liệu pháp Nitric oxide (NO): giảm co mạch gây thiếu oxy, tăng tưới máu phổi và tổ chức

Chỉ định đặt nội khí quản trong bỏng hô hấp:

- Suyhô hấp cấp

- Bỏng diện rộng và sâu vùng mặt cổ

- Người bệnh có dấu hiệu cò cử

- Có các dấu hiện bít tắc đường thở

- Nội soi: thanh môn hẹp do phù nề

- Rốiloạn nặng huyết động

* Thời điểm mở khí quản

Chưa thống nhất thời điểm: sớm hoặc muộn

Nhiều trung tâm mở sớm

Mở sớm: Dễ cố định và chăm sóc, an toàn

Chưa chứng minh ưu việt hơn về: thời gian thở máy, ngày điều trị và tỷ lệ tử vong.

Kỹ thuật ưa chuộng: mở qua da

IV. KẾT LUẬN

Bỏng đường hô hấp đơn thuần rất hiếm khi xảy ra, nếu đơn thuần chỉ có thể là tổn thương do hít phải khí, khói độc. Trên lâm sàng, hay gặp bỏng da kết hợp với bỏng đường hô hấp. Đây là một thể bỏng rất nặng và hay gặp, nhất là trong thời kỳ hiện đại hoá và công nghiệp hoá của đất nước hiện nay. Kết quả điều trị bỏng đường hô hấp còn rất hạn chế, tỷ lệ tử vong rất cao (tới 50%) tuỳ mức độ.