Các bài viết liên quan
- GHÉP DA TỰ THÂN XEN KẼ (MOLEM-JACKSON) ≥ 10% DIỆN TÍCH CƠ THỂ Ở NGƯỜI LỚN
- GHÉP DA TỰ THÂN PHỐI HỢP KIỂU HAI LỚP (SANDWICH) DƯỚI 5% DIỆN TÍCH CƠ THỂ Ở TRẺ EM
- Ghép da tự thân phối hợp kiểu hai lớp (sandwich) ≥ 5% diện tích cơ thể ở trẻ em
- MỞ KHÍ QUẢN CẤP CỨU QUA TỔN THƯƠNG BỎNG
- PHẪU THUẬT CẮT SẸO, LẤY BỎ TÚI GIÃN DA, TẠO HÌNH Ổ KHUYẾT
- Kỹ thuật đặt túi giãn da điều trị sẹo bỏng
- HÚT ÁP LỰC ÂM (V.A.C) LIÊN TỤC TRONG 48 GIỜ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG, VẾT BỎNG
- KHÁM DI CHỨNG BỎNG
- CẮT SẸO KHÂU KÍN
- CẮT SẸO GHÉP DA MẢNH TRUNG BÌNH
TẬP VẬN ĐỘNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU BỎNG
Quyết định số: 635/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 28/02/2013 12:00
Đại cương
Một khi sự sống của người bệnh đã được đảm bảo, chức năng và thẩm mỹ trở thành nhân tố lớn nhất đối với chất lượng tiếp theo của cuộc sống. Tập vận động là một yếu tố quan trọng của phục hồi chức năng bỏng, thường xuyên vận động tay chân bị thương là cần thiết để giảm bớt số lượng mô sẹo và để đảm bảo tầm vận động của khớp. Thông thường, người bệnh được khuyến khích để bắt đầu vận động tay chân của họ ngay sau khi các phẫu thuật đã được hoàn thành và ghép da đã được thực hiện. Tập vận động ở giai đoạn này có thể là đau đớn, nhưng nó là quan trọng trong việc phục hồi chức năng vận động để thực hiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày, là nền tảng cho việc thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày giúp người bệnh có lòng tự tin tăng, giá trịbản thân, và ý thức độc lập
Chỉ định điều trị
Người bệnh bỏng độ III; IIIs, IV, V Hạn chế tầm vận động khớp
Chống chỉ định
Điều kiện sức khỏe toàn thân người bệnh không cho phép
Ngườibệnh có tổn thương cơ, gân, mạch máu thần kinh phối hợp
Ngườibệnh không hợp tác
Chuẩn bị
1. Người bệnh
Giải thích để người bệnh và người nhà kết hợp điều trị
2. Người thực hiện
Kỹ thuật viên vật lý trị liệu- phục hồi chức năng
3. Phươngtiện
Nạng, khung tập đi, băng thun, găng tay, tạ, bộ tập bàn ngón tay…tùy thuộc vào từng người bệnh sẽ quyết định
Các bước tiến hành
- Kiểm tra hồsơ bệnh án, phiếu điều trị
- Tập vận động có nhiều phương pháp, mỗi người bệnh có một phương pháp tậpkhác nhau. Trước khi tập phải khám, đánh giá được những khó khăn và nhu cầu mà người bệnh cần, chọn xem cách tập nào phù hợp và tốt nhất, theo dõi xem người bệnh có phản ứng với phương pháp tập đó không
- Dạy kỹ thuật hít thở để giảm bớt sự lo lắng từ các cơn đau có thể làm co cơ bắp bảo vệ và cứng khớp
- Vận động thụ động
- Vận động chủ động có hỗ trợ
- Vận động chủ động
- Vận động chống lại sự co kéo bằng bài tập kéo dãn
- Tập tư thế
- Tập đứng
- Tập đi lại
- Nẹp
- Tập các bài tập sinh hoạt hàng ngày
- Hướng dẫn cho người nhà và người bệnh hiểu và nắm bắt được cách chăm sóc sẹo, phươngpháp tập vận động sau khi ra viện
- Thời gian: 2-3 lần mỗi ngày và duytrì 6-12 tháng
Tai biến và xử trí
- Biến chứng có thể xảy ra trong khi kéo dãn là có thể rách sẹo, khi đó vết thương cần được băng ngay lại và báo cho cả nhóm phục hồi biết
- Trước khi tiến hành tập làm tăng tầm vận động của khớp nào đó phải cân nhắc thật kỹ xem nếu khớp đó được tăng tầm vận động thì khả năng làm việc và thực hiện chức năng của người bệnh với khớp đó có tốt hơn không?