Tra cứu  ›  QTKT khám-chữa bệnh  ›  ĐIỀU TRỊ SẸO BỎNG BẰNG BĂNG THUN ÁP LỰC KẾT HỢP VỚI THUỐC LÀM MỀM SẸO

ĐIỀU TRỊ SẸO BỎNG BẰNG BĂNG THUN ÁP LỰC KẾT HỢP VỚI THUỐC LÀM MỀM SẸO

Quyết định số: 635/QĐ-BYT

Ngày ban hành: 28/02/2013 12:00

Đại cương

Từ 1968, Fujimori đã chứng minh rằng băng ép với áp lực vừa phải và thường xuyên đối với các vùng da bị bỏng có tác dụng làm giảm phì đại sẹo. Khi các lực ép được áp dụng sớm, có thể dự phòng được sự phát triển và hình thành các khối và các dạng collagen xoắn trong mô sẹo và tạo ra sự giảm nồng độ oxy trong hệ thống mạch máu của sẹo, gây ra sự trưởng thành sớm và lão hóa nhân tạo giúp cho các sợi collagen được sắp xếp song song với bề mặt da.

Chỉ định điều trị

- Vết thương bỏng liền hoàn toàn

- Sau giai đoạn cấp tính trước khi mang quần áo áp lực

- Trong giai đoạn mãn tính sau bỏng

Chống chỉ định

Vết bỏng chưa đóng hết.

Chuẩn bị

1. Người bệnh

Giải thích để người bệnh và người nhà kết hợp điều trị

2. Người thực hiện

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu- phục hồi chức năng

3. Phươngtiện

- Thuốc làm mềm sẹo

- Băng thun, băng coban

Các bước tiến hành

- Kiểm tra phiếu điều trị, người bệnh

- Làm sạch vùng sẹo

- Bôi thuốc làm mềm sẹo, xoa nhẹ nhàng đến khi thuốc thấm vào da

- Dùng băng thun hoặc băng nén (Coban) tùy theo vị trí sẹo tạo ra áp lực nén và căng hợp lý, tránh tình trạng bị ngừng trệ tuần hoàn

- Băng theo hình số 8 hoặc kiểu xoáy ốc

- Băng thun áplực phải được sử dụng 20-22 giờ một ngày và trong suốt 6-12 tháng

Tai biến và xử trí

  1. Theo dõi:

- Băng thun hoặc băng nén có tạo được áp lực vừa phải

- Ngón tay, ngón chân bị sưng lên, tím hoặc tê do ép quá chặt phải sửa lại

2. Chú ý:

- Băng thun phải được giặt hàng ngày

- Băng thun phải được thay khi độ chun giãn đã giảm