Các bài viết liên quan
- GHÉP DA TỰ THÂN XEN KẼ (MOLEM-JACKSON) ≥ 10% DIỆN TÍCH CƠ THỂ Ở NGƯỜI LỚN
- GHÉP DA TỰ THÂN PHỐI HỢP KIỂU HAI LỚP (SANDWICH) DƯỚI 5% DIỆN TÍCH CƠ THỂ Ở TRẺ EM
- Ghép da tự thân phối hợp kiểu hai lớp (sandwich) ≥ 5% diện tích cơ thể ở trẻ em
- MỞ KHÍ QUẢN CẤP CỨU QUA TỔN THƯƠNG BỎNG
- PHẪU THUẬT CẮT SẸO, LẤY BỎ TÚI GIÃN DA, TẠO HÌNH Ổ KHUYẾT
- Kỹ thuật đặt túi giãn da điều trị sẹo bỏng
- HÚT ÁP LỰC ÂM (V.A.C) LIÊN TỤC TRONG 48 GIỜ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG, VẾT BỎNG
- KHÁM DI CHỨNG BỎNG
- CẮT SẸO KHÂU KÍN
- CẮT SẸO GHÉP DA MẢNH TRUNG BÌNH
KHÁM NGƯỜI BỆNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU BỎNG
Quyết định số: 635/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 28/02/2013 12:00
Đại cương
- Phục hồi chức năng là quá trình sử dụng mọi khả năng của một cá thể ở mức độ cao nhất để tạo thuận cho sự phát triển của cơ thể và hoạt động chức năng. Đây là một quá trình động và bao gồm sự tham gia của người bệnh và gia đình. Mục đích chủ yếu của phụchồi chức năng là:
+ Tạo cho cá thể đạtđược mức độ hoạt động chức năng tối đa
+ Ngăn ngừa tàn tật, duy trì khả năng còn lại và bảo tồn mức độ chức năng tớimức tối đa
+ Kế hoạch phục hồi chức năng được hình thành ngay khi thông tin được thu thập đầy đủ thông qua toàn bộ những lượng giá ban đầu của người bệnh, bác sĩ vật lý trị liệu- phục hồi chức năng sẽ xác định và đưa ra chương trình phù hợp
Chỉ định điều trị
- Người bệnh bỏng hoặc sau bỏng độ III, IV, V
- Người bệnh bỏng hoặc sau bỏng ở các vùng khớp
Chuẩn bị
1. Người bệnh
Giải thích cho người bệnh và người nhà kết hợp điều trị
2. Người thực hiện
Bác sĩ vật lý trị liệu- phục hồi chức năng
3. Phươngtiện
Thước đotầm vận động khớp, lực kế đo sức cơ,thước dây…
Các bước tiến hành
1. Lượng giá người bệnh bỏng và di chứng bỏng
- Vị trí bỏng: bề mặt nào của khớp bị tổn thương và ảnh hưởng như thế nào, đặcbiệt tổn thương ở bàn tay
- Độ sâu bỏng ở những vị trí khác nhau
- Tư thế khi nghỉ ngơi và tư thế các chi có ở trong tư thế cho phép co rút tiến triển hay không
- Tình trạng phù nề hiện tại ảnh hưởng đến tuần hoàn, cảm giác và khả năng vận động của người bệnh
- Tầm vận động chủ động và thụ động của khớp
2. Lượng giá toàn thân
- Tình trạng tri thức
- Sức cơ
- Điều hợp
- Vị thế (nằmngửa, ngồi và đứng)
- Cảm giác
- Đau (ở đâu và mức độ như thế nào)
- Vận động (thay đổi tư thế và các hoạt động di chuyển)
- Thăng bằng (ngồi, đứng)
- Tiền sử (gãy xương, bệnh khớp, những vấn đề về tim phổi)
- Tình trạng thể chất và những hạn chế về khả năng của người bệnh khi di chuyển hay trong các hoạt động sống hàng ngày
- Sở thích
- Vai trò xã hội
- Mục tiêu cần đạt được vànhững ưu tiên
3. Chẩn đoán
4. Lập kế hoạch và thực hiện
- Thiết lập mục tiêu:
+ Mục tiêu trướcmắt
+ Mục tiêu lâu dài
- Thiết kế chương trình điều trị
+ Đưa ra một chương trình thử nghiệm và điều chỉnh biện pháp áp dụng cần thiết
+ Động viên khuyến khích và hướng dẫn cho người bệnh giải quyết những khó khăn để người bệnh có thể độc lập trong sinh hoạt và thực hiện mọi hoạt động sống một cách dễ dàng
+ Thiết kế chương trình cho trẻ em điều cần thiết là phải quan tâm đến các bài tập có mang tính chất vui chơi, sử dụng các đồ chơi khác nhau và thiết kế các hoạt động vui chơi mà những hoạt động bao gồm các bài tập theo tầm vậnđộng, tư thế, vận động và các bài tập kéo dãn sẽ tạo khả năng cho chương trình thành công
5. Đánh giákết quả
Tai biến và xử trí
- Thường xuyên đánh giá và xem xét hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật, thayđổi chúng nếu thấy cần thiết
- Chọn kỹ thuật hoặc cách thức điều trị phù hợp với kế hoạch và mục tiêu điều trị