Các bài viết liên quan
- GHÉP DA TỰ THÂN XEN KẼ (MOLEM-JACKSON) ≥ 10% DIỆN TÍCH CƠ THỂ Ở NGƯỜI LỚN
- GHÉP DA TỰ THÂN PHỐI HỢP KIỂU HAI LỚP (SANDWICH) DƯỚI 5% DIỆN TÍCH CƠ THỂ Ở TRẺ EM
- Ghép da tự thân phối hợp kiểu hai lớp (sandwich) ≥ 5% diện tích cơ thể ở trẻ em
- MỞ KHÍ QUẢN CẤP CỨU QUA TỔN THƯƠNG BỎNG
- PHẪU THUẬT CẮT SẸO, LẤY BỎ TÚI GIÃN DA, TẠO HÌNH Ổ KHUYẾT
- Kỹ thuật đặt túi giãn da điều trị sẹo bỏng
- HÚT ÁP LỰC ÂM (V.A.C) LIÊN TỤC TRONG 48 GIỜ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG, VẾT BỎNG
- KHÁM DI CHỨNG BỎNG
- CẮT SẸO KHÂU KÍN
- CẮT SẸO GHÉP DA MẢNH TRUNG BÌNH
SỬ DỤNG OXY CAO ÁP ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG MẠN TÍNH
Quyết định số: 635/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 28/02/2013 12:00
Đại cương
Oxy cao áp là một liệu pháp điều trị bệnh tương đối phổ biến ở các nướctiên tiến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Oxy cao áp được áp dụng để điều trị nhiều bệnh nội, ngoại khoa khác nhau.
Trong điều trị vết thương mạn tính, oxy cao áp có tác dụng làm giảm viêm, giảmnề, giảm tiết dịch, kích thích biểu mô hóa giúp vết thương bỏng nhanh liền. Oxy cao áp còn làm tăng nồng độ oxy tổ chức tổn thương, do đó góp phần thúc đẩy quá trình tái tạo và biểu mô hóa.
Chỉ định điều trị
Vết thương mạn tính
Chống chỉ định
- Tiền sử có cơnđộng kinh, tăng huyết áp, có các nang, hang, abces ở phổi.
- Tắc vòi eustach, polip mũi, viêm tai, mũi, họng nặng, viêm phổi hai bên, tràn khí, tràn dịch màng phổi.
- Chứng sợ khoang kín, mẫn cảm với oxy, khi đang dùng thuốc tại chỗ Sunfamylon.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa bỏng, chuyên khoa vật lý trị liệu được đào tạo về oxy cao áp.
2. Phươngtiện
Buồng oxy cao áp đơn (giành cho một người bệnh), các trang thiết bị an toàn kèm theo.
3. Người bệnh
- Hồ sơ bệnh án và các xét nghiệm liên quan
- Giải thích cho người bệnh biết ý nghĩa phương pháp điều trị và những vấn đề gặp phải trong quá trình điều trị để người bệnh hợp tác tốt với thầy thuốc.
- Thay băng làm sạch vết bỏng, đắp gạc tẩm nước muối sinh lý lên vết thương.
Các bước tiến hành
- Thay băng theo quy trình. Sau khi thay băng, ngườibệnh được đưa xuống phòng điều trị bằng oxy cao áp.
- Người bệnh được đo mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Người bệnh thay quần áo, khử bỏ tĩnh điện bằng dụng cụ chuyên dùng.
- Quy trình có thể khác nhau với mỗi loại máy khác nhau, tuy nhiên cơ bản gồmmột số bước sau:
Đặt thông số cho mỗi người bệnh: áp suất, thời gian, nhiệt độ, nồng độ oxy
Người bệnh được đưa vào buồng oxy cao áp
Đóng cửa buồng
Dùng oxy 100% nén từ từ vào buồng để nâng áp suất của buồng lên mức mong muốn (thông thường 150 kpa, dao động khoảng 120 - 160 kpa, tùy thuộc đáp ứng của từng người bệnh). Thời gian nén khoảng 5- 7 -10 phút.
Duy trì áp suất mong muốn khoảng 50 phút.
Sau đó, giảm áp lực từ từ trong buồng oxy cao áp cho bằng áp suất bên ngoài, thời gian giảm áp suất khoảng 5 - 7 - 10phút.
- Đưa người bệnh ra khỏi buồng oxy cao áp, đo lại mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Liệu trình điều trị oxy cao áp khoảng 1 lần/ngày, trong khoảng 7-10 ngày
Tai biến và xử trí
- Người bệnh sợ hãi, đặc biệt với hệ thống máy oxy cao áp có lồng thủy tinh kín hoặc lồng sắt: giải thích, động viên để người bệnh an tâm, hợp tác điều trị.
- Ngộ độc oxy: hiếm gặp. Cần tuân thủ chặt chẽ quy trình thao tác, kiểm soát áp lực nồng độ oxy chính xác.
- Người bệnh có thể vã mồ hôi khi mới vào buồng: hay gặp ở buồng oxy cao áp chưa có hệ thống điều hòa trong buồng. Khi người bệnh ra khỏi buồng: sẽ hết tình trạng này.
- Người bệnh có cảm giác ù tai, đau tai: hướng dẫn cách cân bằng áp lực trướckhi vào buồng oxy cao áp.