Các bài viết liên quan
- GHÉP DA TỰ THÂN XEN KẼ (MOLEM-JACKSON) ≥ 10% DIỆN TÍCH CƠ THỂ Ở NGƯỜI LỚN
- GHÉP DA TỰ THÂN PHỐI HỢP KIỂU HAI LỚP (SANDWICH) DƯỚI 5% DIỆN TÍCH CƠ THỂ Ở TRẺ EM
- Ghép da tự thân phối hợp kiểu hai lớp (sandwich) ≥ 5% diện tích cơ thể ở trẻ em
- MỞ KHÍ QUẢN CẤP CỨU QUA TỔN THƯƠNG BỎNG
- PHẪU THUẬT CẮT SẸO, LẤY BỎ TÚI GIÃN DA, TẠO HÌNH Ổ KHUYẾT
- Kỹ thuật đặt túi giãn da điều trị sẹo bỏng
- HÚT ÁP LỰC ÂM (V.A.C) LIÊN TỤC TRONG 48 GIỜ ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG, VẾT BỎNG
- KHÁM DI CHỨNG BỎNG
- CẮT SẸO KHÂU KÍN
- CẮT SẸO GHÉP DA MẢNH TRUNG BÌNH
KHÂU CẦM MÁU, THẮT MẠCH MÁU ĐỂ CẤP CỨU CHẢY MÁU TRONG BỎNG SÂU
Quyết định số: 635/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 28/02/2013 12:00
Đại cương
Chảy máu là biến chứng thường gặp trong bỏng sâu, nhất là bỏng sâu do dòng điện. Chảy máu thứ phát tại vùng bỏng đe dọa tính mạng người bệnh, đòi hỏi các biện pháp cầm máu khẩn cấp như băng ép chặt, đặt garo, kẹp mạch tạm thời, khâu, thắt mạch máu và truyền máu bổ xung.
Chỉ định điều trị
Khi tổn thương bỏng có:
- Máu thấm băng.
- Đứt mạch máu gây chảy máu.
Lộ, hoại tử mạch máu nguy cơ đe dọa chảy máu cao, chủ động khâu, vùi thắt các mạch máu dể dự phòng chảy máu.
Chống chỉ định
Rớm máu bề mặt vết bỏng có thể cầm máu bằng đắp gạc nước muối, băng ép.
- Trong các trường hợp có dấu hiệu đe dọa tính mạng người bệnh, chỉ tiến hành cầm máu tạm thời như kê cao chi, gập chi, băng chèn, băng ép chặt, garo, kẹp mạch máu…, khi người bệnh đã tạm ổn định mới tiếp tục xử trí cơ bản.
Chuẩn bị
1. Người thực hiện
Bác sỹ, điều dưỡng.
2. Phương tiện
+ Bộ tiểu phẫu: 01 bộ; dao đốt điện.
+ Thuốc giảm đau toàn thân, thuốc tê (lidocain, novocain…), thuốc mê.
+ Thuốc thay băng: PVP 10%; natri clorid 0,9%; cream silversulfadiazin 1%...
3. Người bệnh
Giải thích để người bệnh hiểu và phối hợp với chuyên môn
4. Hồ sơ bệnh án
Chuẩn bị hồ sơ bệnh án theo quy định, các xét nghiệm
Các bước tiến hành
1. Vô cảm
Dùng thuốc giảm đau hoặc gây mê, gây tê đám rối thần kinh.
2. Kỹ thuật
- Thay băng theo quy trình.
- Bộc lộ vùng tổn thương chảy máu, xác định vị trí, mạch máu chảy, kẹp cầm máu.
- Nếu chảy ở các mạch nhỏ:
+ Có thể tiến hành buộc mạch máu hoặc đốt cầm máu bằng dao đốt điện. Có thể tiến hành khâu cầm máu bằng các mối chỉ đơn, mối chữ U, X…
- Nếu là các mạch cỡ trung bình hoặc lớn: sau khi cầm máu tạm thời tại chỗ phải tiến hành phẫu thuật: bộc lộ và thắt mạch máu trên vùng tổn thương.
Trong trường hợp nghi ngờ tổn thương mạch lớn vẫn tiếp tục tiên triển: chủ động bộc lộ, đặt chỉ chờ phía trên.
- Tiến hành thay băng, băng ép vừa phải.
Tai biến và xử trí
1. Toàn thân
- Theo dõi tình trạng ý thức, mạch, huyết áp, nhiệt độ và hô hấp….
- Dự phòng và điều trị sốc mất máu: bù đủ dịch, trợ tim, ủ ấm, thở oxy, truyền máu khi có mất máu nặng.
2. Tại chỗ
- Tình trạng chảy máu tái phát. Có thể băng ép bổ xung; nếu không kết quả phải bóc bỏ gạc, cầm máu lại.
- Tình trạng thiếu máu phía dưới vùng tổn thương mạch.