Các bài viết liên quan
- GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU ĐỒNG LOẠI
- GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TỰ THÂN
- CHỌC TỦY SỐNG TIÊM HÓA CHẤT NỘI TỦY
- CHỌC TỦY SỐNG LẤY DỊCH NÃO TỦY XÉT NGHIỆM
- RÚT MÁU
- TRUYỀN MÁU TẠI GIƯỜNG BỆNH
- QUY TRÌNH TRUYỀN HÓA CHẤT ĐƢỜNG TĨNH MẠCH
- QUY TRÌNH GẠN TIỂU CẦU ĐIỀU TRỊ
- QUY TRÌNH GẠN BẠCH CẦU ĐIỀU TRỊ
- TRAO ĐỔI HUYẾT TƯƠNG
THU NHẬN TẾ BÀO GỐC TỪ TỦY XƯƠNG
Quyết định số: 2017/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 09/06/2014 12:00
Đại cương
Sử dụng kim chọc tủy xương chuyên dụng chọc hút dịch từ tủy xương có
chứa nhiều tế bào gốc tạo máu, tế bào trung mô, tế bào đầu dòng nội mạc,
nguyên bào sợi…
Nguồn gốc kỹ thuật: theo quy trình kỹ thuật của Hiệp hội Ngân hàng máu
Mỹ (AABB).
Chỉ định điều trị
- Người hiến tế bào gốc tạo máu tủy xương: sau khi đã kiểm tra đầy đủ
các thông số xét nghiệm máu cũng như các xét nghiệm cận lâm sàng khác;
- Người bệnh có chỉ định điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo
máu tự thân.
Chống chỉ định
- Người có thể trạng yếu, mắc bệnh phối hợp nặng, dị ứng thuốc gây mê…
- Người có bệnh lý ác tính có di căn tủy xương;
- Người có bệnh lý về rối loạn đông máu.
Chuẩn bị
1. Phòng lấy tủy xƣơng: đảm bảo vô trùng cho phẫu thuật;
2. Trang thiết bị và thuốc: cho quá trình vô cảm người bệnh;
3. Ngƣời thực hiện: Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa huyết học đã được đào tạo;
4. Ngƣời hiến tủy xƣơng:
- Người hiến và gia đình: được giải thích đầy đủ về thủ thuật;
- Người hiến nhịn ăn trước 6 giờ;
- Người hiến được tiền mê và gây tê tủy sống hoặc gây mê toàn thân;
- Hồ sơ: ghi đầy đủ, chi tiết các lần thăm khám, hội chẩn, giải thích.
5. Phƣơng tiện – Hóa chất
334
- Săng lỗ vô khuẩn; Găng tay vô khuẩn;
- Băng, gạc, bông vô khuẩn;
- Miếng xốp cầm máu (gelatin);
- Bông cồn 70ovà cồn iod;
- Bơm tiêm: 20 bơm tiêm 10 ml;
- Kim chọc hút tủy chuyên dụng (có lỗ ở bên);
- Cốc đựng dung dịch chống đông;
- Dung dịch chống đông: 50 đơn vị Heparine/1ml NaCl 0,9%;
- Dụng cụ chứa dịch tủy (túi chuyên dụng hoặc cốc inox hoặc ống
Falcon).
Các bước tiến hành
1. Người bệnh nằm sấp và được gây mê hoặc gây tê tủy sống;
2. Sát trùng rộng vùng chọc và phủ săng có lỗ;
3. Vị trí chọc tủy: gai chậu sau trên hoặc mào chậu hai bên, các vị trí chọc
cách nhau 3-5mm;
4. Chọc kim vào khoang tủy: dùng kim chọc tủy chuyên dụng chọc từ
nhiều ổ, xiên hình nan quạt so với mặt da, mỗi một hướng kim chọc 3 lần ở các
mức độ sâu, nông và xoay lỗ bên kim theo hướng khác nhau;
5. Hút dịch tủy: Dùng bơm tiêm 10ml đã có 1ml dung dịch chống đông
lắp vào kim chọc tủy để hút đạt 5ml dịch (4ml dịch tủy + 1ml chống đông);
6. Chuyển bơm tiêm đã hút dịch tủy xương cho người phụ để cho vào
dụng cụ chứa dịch tủy;
7. Tiếp tục chọc và hút dịch tủy xương đến khi đạt yêu cầu;
8. Kết thúc chọc hút dịch tủy: Khi đạt yêu cầu hoặc có bất thường không
cho phép thực hiện thủ thuật;
- Cầm máu vị trí chọc hút: ấn gạc lên vị trí chọc hút từ 10 phút, kiểm tra
đến khi hết chảy máu thì đặt xốp cầm máu và băng ép vị trí chọc;
- Chuyển dịch tủy xương thu được cho bộ phận tiếp theo để xử lý.
Tai biến và xử trí
- Tụ máu vùng lấy tủy: Rạch lấy máu tụ, băng ép.
- Nhiễm trùng vùng lấy tủy: Nạo viêm, làm sạch và điều trị kháng sinh.
Tài liệu tham khảo
1. Thomas R. Spiter, MD. Bone Marrow collection. Cellular Therapy: Principle,
Method and Regulation, Bethesda, MD: AABB, 2009, chapter 22, p.236-250.
PHÂN LẬP TẾ BÀO GỐC BẰNG TÖI LẤY MÁU
(Stem cell isolation by blood collection bags)