Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT THAY VAN BA LÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH EBSTEIN
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ TRÊN THẬN
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ LÊN
- PHẪU THUẬT TẠO THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN HAI LÁ BỊ HẸP DO THẤP
- PHẪU THUẬT SỬA VAN BA LÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH EBSTEIN
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
- PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ BỆNH KÊNH SÀN NHĨ THẤT THỂ TOÀN BỘ
PHẪU THUẬT CẮT THÙY PHỔI DO UNG THƯ KÈM THEO NẠO VÉT HẠCH
Quyết định số: 11/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00
Đại cương
Phẫu thuật cắt một thùy phổi được đặt ra khi tổn thương chỉ khu trú ở một thùy phổi, không lan tràn hay thâm nhiễm sang các thùy khác hoặc tổn thương nhu mô phổi ở một thùy trong chấn thương mà không còn khả năng bảo tổn.
Chỉ định điều trị
- U phổi khu trú ở một thùy phổi được xác định chụp cắt lớp vi tính (hoặc PET-CT) và soi phế quản.
- Tổn thương nhu mô phổi khu trú ở một thùy hoặc vỡ phế quản thùy phổi mà không còn khả năng bảo tồn.
- Kén khí lớn 1 thùy phổi hoặc nấm phổi mà điều trị bảo tồn không có kết quả.
Chống chỉ định
- U phổi đã di căn hoặc xâm lấn sang thùy lân cận: khi đó xét khả năng cắt nhiều thùy phổi và điều trị hóa chất hoặc tia xạ.
- Đụng dập nhu mô phổi lan rộng và tình trạng người bệnh nặng.
- Có các chống chỉ định phẫu thuật khác như: đang có ổ nhiễm trùng cơ quan khác, bệnh mãn tính nặng, tổn thương phổi bên đối diện không cho phép thông khí một phổi...
Chuẩn bị
- Người thực hiện: gồm 2 kíp
- Kíp phẫu thuật: phẫu thuật viên chuyên khoa tim mạch và lồng ngực, 2 trợ thủ, 1 dụng cụ viên và 1 chạy ngoài chuyên khoa tim mạch.
- Kíp gây mê chuyên khoa mạch và lồng ngực: bác sĩ gây mê và 1-2 trợ thủ.
- Người bệnh
- Chuẩn bị mổ theo qui trình mổ tim ngực (nhất là khâu vệ sinh, kháng sinh dự phòng). Khám gây mê hồi sức. Giải thích người bệnh và gia đình theo qui định. Hoàn thiện các biên bản pháp lý.
- Hồ sơ bệnh án: Hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án theo qui định chung của mổ ngực (siêu âm, xét nghiệm, Xquang …). Đầy đủ thủ tục pháp lý (biên bản hội chẩn, đóng dấu …).
- Phương tiện
- Dụng cụ phẫu thuật
- Bộ dụng cụ mở và đóng ngực (Banh ngực, chỉ đa sợi tiêu được ...)
- Bộ dụng cụ đại phẫu cho phẫu thuật ngực thông thường.
- Một số dụng cụ đặc thù cho phẫu thuật cắt phổi (van vén phổi, kẹp động mạch, kẹp phế quản, chỉ khâu…).
- Phương tiện gây mê
- Bộ dụng cụ phục vụ gây mê mổ ngực. Các thuốc gây mê và hồi sức tim mạch. Ống nội khí quản 2 nòng (Carlens)…
Dự kiến thời gian phẫu thuật: 2 – 4 giờ
Các bước tiến hành
- Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo qui định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).
- Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi …), đúng bệnh.
- Tư thế người bệnh và đường mổ
- Người bệnh nằm nghiêng 90 độ sang bên đối diện, độn 1 gối ngang ngực.
- Mở ngực sau- bên qua khoang gian sườn V vào khoang màng phổi. (Ngày nay có thể mổ đường rạch da tối thiểu trước- bên, không cắt cơ qua khoang gian sườn V khoảng 6-10cm)
- Xác định thương tổn và đánh giá toàn bộ thương tổn cùng liên quan của thương tổn với các thùy phổi còn lại, hệ thống hạch, màng phổi…
- Vô cảm và chuẩn bị người bệnh
- Gây mê nội khí quản 2 nòng; theo dõi điện tim và bão hoà ô xy mao mạch (SpO2) liên tục. Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch trung ương và ngoại vi. Thở máy có ô-xy hỗ trợ 100%. Đặt thông tiểu. Đặt tư thế; đánh ngực; sát trùng; trải toan.
- Kỹ thuật
- Phẫu tích riêng từng thành phần: động mạch và tĩnh mạch chi phối cho thùy phổi định cắt. Cắt và khâu động mạch và tĩnh mạch trên kẹp mạch máu bằng chỉ không tiêu (Prolene 5/0).
- Phẫu tích phế quản thùy phổi định cắt, kẹp tạm thời sau đó phồng phổi để kiểm tra sự toàn vẹn của phần phổi còn lại.
- Cắt phế quản, hút sạch đờm dãi và sát trùng mỏm cắt bằng Betadin. Bệnh phẩm thùy phổi được gửi giải phẫu bệnh lý.
- Khâu mỏm cắt phế quản bằng chỉ tiêu chậm (3/0 hoặc 4/0), khâu 2 lớp mũi dời và khâu vắt.
- Kiểm tra độ kín của mỏm cắt phế quản: Đổ huyết thanh vô khuẩn vào khoang màng phổi và phồng phổi kiểm tra (nếu còn xì khí qua mỏm cắt thì cần phải khâu lại ngay). Chú ý kiểm tra chảy máy của động mạch phế quản.
- Nạo vét hạch: phẫu tích lấy toàn bộ hệ thống hạch bạch huyết của phổi (nếu là phẫu thuật cắt u phổi). Thông thường sẽ nạo vét 03 vị trí chính đó là: nhóm hạch giữa động mạch chủ và khí- phế quản, nhóm hạch dây chằng tam giác của phổi, nhóm hạch quanh quai động mạch chủ (bên trái) và quai tĩnh mạch đơn (bên phải). Hạch thu được sẽ gửi giải phẫu bệnh lý.
- Cầm máu, bơm rửa ngực và đặt hai dẫn lưu silicon vào khoang màng phổi (phía trước và phía sau) đồng hút liên tục dẫn lưu ngay sau đặt phòng tắc do máu cục.
Đóng ngực sau khi đã nở phổi tốt.
Tai biến và xử trí
- Theo dõi
- Xét nghiệm khí máu, điện giải, chức năng gan thận, công thức máu, hematocrit ngay sau khi về phòng hồi sức được 15- 30 phút. Chụp Xquang ngực tại giường.
- Huyết động liên tục (trên monitoring), hô hấp, dẫn lưu, nước tiểu 30 phút - 1 giờ / 1 lần, trong 24 giờ đầu hoặc lâu hơn tuỳ tình trạng huyết động.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn, thuốc trợ tim, lợi tiểu, giảm đau; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tuỳ theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Lí liệu pháp hô hấp ngay từ ngày đầu sau mổ.
- Theo dõi xa:
- Tùy theo kết quả giải phẫu bệnh mà người bệnh có thể theo dõi (3 tháng/ lần) hoặc điều trị hóa chất hoặc tia xạ sau phẫu thuật.
- Kiểm tra định kỳ sau mỗi 6 tháng- 1 năm sau mổ điều trị hóa chất hoặc tia xạ
- Xử trí tai biến
- Chảy máu sau mổ: điều chỉnh đông máu. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu chảy > 100 ml/giờ + rối loạn huyết động; hoặc > 200 ml/giờ trong 3 giờ liền.
- Xẹp phổi sau mổ: do người bệnh không thở tốt và bít tắc đờm dãi sau mổ. Lâm sàng người bệnh khó thở, sốt, nghe rì rào phế nang giảm; Xquang có hình ảnh xẹp phổi. Cần phải giảm đau tốt cho người bệnh, kháng sinh toàn thân, người bệnh cần ngồi dậy sớm, vỗ rung và ho khạc đờm dãi. Nếu cần có thể soi hút phế quản.
- Tràn dịch màng phổi sau mổ phát hiện bằng chụp phim Xquang, điều trị bằng chọc hút khoang màng phổi, tập thở tốt.