Các bài viết liên quan
- PHẪU THUẬT THAY VAN BA LÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH EBSTEIN
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ NGỰC
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ TRÊN THẬN
- PHẪU THUẬT THAY ĐỘNG MẠCH CHỦ LÊN
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN HAI LÁ BỊ HẸP DO THẤP
- PHẪU THUẬT SỬA VAN BA LÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH EBSTEIN
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
- PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
- PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ BỆNH KÊNH SÀN NHĨ THẤT THỂ TOÀN BỘ
- PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ BỆNH ĐẢO NGƯỢC CÁC MẠCH MÁU LỚN
PHẪU THUẬT TẠO THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH ĐỂ CHẠY THẬN NHÂN TẠO
Quyết định số: 11/QĐ-BYT
Ngày ban hành: 04/01/2022 12:00
Đại cương
Ngoài một số nhỏ người bệnh được ghép thận, chạy thận chu kì hiện nay vẫn là phương pháp điều trị cho đại đa số trường hợp suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Để duy trì được chất lượng và hiệu quả của chạy thận chu kì, tạo thông động tĩnh mạch (AVF) ở chi trên gần như là bắt buộc. Đây là phương pháp hiệu quả nhất và thuận tiện nhất cho các người bệnh chạy thận chu kì.
Tùy vào tình trạng bệnh lý, chất lượng mạch máu cũng như số lần phẫu thuật mà có thể chọn 1 trong số nhiều phương pháp để tạo AVF: nối trực tiếp, nối trực tiếp kèm chuyển vị, nông hóa tĩnh mạch, sử dụng mạch nhân tạo…
Chỉ định điều trị
- Suy thận có chỉ định chạy thận chu kì.
- Đang chạy thận chu kì nhưng chưa tạo AVF hoặc AVF đã hỏng.
Chống chỉ định
- Một số chống chỉ định mang tính chất tương đối:
- Suy tim nặng và có nhiều biến loạn toàn thân hoặc các khối phồng vỡ gây sốc, mất máu nặng, suy đa tạng. Gia đình từ chối phẫu thuật.
- Trang thiết bị hạn chế của các cơ sở ngoại khoa, chi phí phẫu thuật rất lớn so với khả năng kinh tế của nhiều người bệnh.
- Thận trọng khi chỉ định phẫu thuật khi có các thông số về lâm sàng và cận lâm sàng như sau:
- Suy tim nặng, không đáp ứng hoặc đáp ứng rất chậm với điều trị nội khoa tích cực, hoặc suy tim kéo dài, thể trạng suy kiệt, suy chức năng gan, chức năng thận.
- Chức năng thất trái giảm nặng: trên siêu âm thấy phân suất tống máu (FE) dưới 40%, phân suất co thắt (%D) dưới 25%.
- Có các chống chỉ định phẫu thuật khác như: đang có ổ nhiễm trùng ở các cơ quan khác, bệnh mạn tính nặng.
- Chi thiếu máu không hồi phục.
Chuẩn bị
- Người thực hiện
- Phẫu thuật viên: Là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật mạch máu và 2 trợ thủ là bác sĩ chuyên khoa ngoại.
- Bác sĩ gây mê nắm được các bước chính và các nguy cơ trong phẫu thuật mạch máu.
- Người bệnh
- Thăm dò cận lâm sàng cần thiết: Siêu âm Doppler đánh dấu.
- Các thăm dò đánh giá toàn diện: chức năng tim, mạch vành, mạch chủ bụng, hô hấp, đái đường.
- Hồ sơ bệnh án: theo quy định của Bộ Y tế
- Phương tiện
- Kẹp mạch máu các loại (Clamps).
- Kim chỉ không tiêu đơn sợi 6.0, 7.0, 8.0.
- Heparin (tiêm tĩnh mạch).
- Mạch nhân tạo có kích cỡ, chủng loại phù hợp.
- Dự kiến thời gian phẫu thuật: 60 phút
Các bước tiến hành
Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, bộc lộ chi cần tạo AVF.
2. Vô cảm
- Tùy vào tính chất, vị trí, phương pháp tạo AVF, chọn 1 trong các phương pháp: tê tại chỗ, tê vùng (đám rối), gây mê toàn thân.
3. Kỹ thuật
- Đường mở: có thể mở ở trên cổ tay, khuỷu hay cánh tay, tùy vào vị trí tạo AVF.
- Phẫu tích bộc lộ động mạch (hay làm nhất là động mạch quay trên cổ tay, hoặc có thể là động mạch trụ, động mạch cánh tay), bộc lộ tĩnh mạch (hay làm nhất là tĩnh mạch nền, ngoài ra còn có thể ở tĩnh mạch trụ, tĩnh mạch cánh tay, tĩnh mạch nách).
- Mở động mạch, tĩnh mạch ở các vị trí tương ứng với nhau. Sử dụng một trong các phương pháp sau để tạo AVF:
- Nối trực tiếp động mạch- tĩnh mạch theo kiểu tận - bên.
- Nối trực tiếp động mạch- tĩnh mạch theo kiểu bên- bên.
- Nối trực tiếp động mạch- tĩnh mạch theo kiểu tận- tận.
- Nối trực tiếp động mạch- tĩnh mạch kèm theo chuyển vị, nông hóa tĩnh mạch (thường sử dụng khi tạo AVF ở cánh tay với các tĩnh mạch ở sâu).
- Nối động mạch- tĩnh mạch qua một cầu nối mạch nhân tạo hoặc mạch tự thân đi ngầm dưới da. Thường sử dụng phương pháp này khi hệ thống tĩnh mạch 2 tay không còn khả năng sử dụng để tạo AVR tự thân.
Tai biến và xử trí
- Theo dõi
- Toàn trạng
- Các chức năng sống, đặc biệt là huyết áp (không quá cao, cũng không quá thấp).
- Chống đông toàn thân (heparin, heparin trọng lượng phân tử thấp: Lovenox, Calciparin....) cần thiết khi dùng mạch nhân tạo.
- Kháng sinh: dự phòng.
- Tại chỗ
- Đánh giá cường độ thổi của AVR.
- Dịch máu tại chỗ, qua dẫn lưu: số lượng, tốc độ, màu sắc.
- Tụ máu vết mổ.
- Theo dõi định kỳ: lâm sàng, Doppler.
- Biến chứng
- Chảy máu đỏ qua dẫn lưu hoặc tụ máu lớn tại vết mổ: can thiệp lại cấp cứu, tuỳ nguyên nhân mà xử lí (thường do lỗi kĩ thuật: chảy máu miệng nối...)
- Tắc mạch hoặc tắc cầu nối sớm: có dấu hiệu thần kinh chỉ điểm và siêu âm Doppler xác định: phẫu thuật lại ngay.
- Tắc mạch đoạn trong sọ (CT Seanner, Doppler): điều trị nội.
- Biến chứng khác:
- Nhiễm trùng: điều trị kháng sinh, thay băng.
- Cầu nối không “trưởng thành” (không đủ lưu lượng để chạy thận): nong, làm lại AVF.